Tại sao tất cả các loại tế bào trong một cơ thể sinh vật đa bào đều có kiểu gene giống nhau
Câu 40.10 trang 108 Sách bài tập KHTN 9: Tại sao tất cả các loại tế bào trong một cơ thể sinh vật đa bào đều có kiểu gene giống nhau nhưng lại có chức năng khác nhau, mỗi loại tế bào chỉ thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định?
Lời giải:
Các loại tế bào trong một cơ thể sinh vật đa bào tuy có kiểu gene giống nhau nhưng có chức năng khác nhau là do kết quả của sự điều hòa biểu hiện gene, mỗi tế bào chỉ đóng/mở một số gene nhất định dẫn đến biểu hiện các tính trạng nhất định. Khi các gene mở, chúng sẽ được phiên mã tạo mRNA và dịch mã tạo chuỗi polypeptide (sự biểu hiện gene), ngược lại, khi các gene đóng thì chúng không được biểu hiện. Ví dụ: Tế bào da, tế bào tuyến tụy ngoại tiết và tế bào ở tuyến nước bọt đều có gene mã hoá enzyme amylase nhưng gene này chỉ được biểu hiện ở tế bào tuyến tụy ngoại tiết và tế bào ở tuyến nước bọt.
Lời giải sách bài tập KHTN 9 Bài 40: Từ gene đến tính trạng hay khác:
Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT KHTN 9 Bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể
SBT KHTN 9 Bài 42: Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
SBT KHTN 9 Bài 45: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST