Có hai thí nghiệm dưới đây trang 75 Sách bài tập Hóa học 12

Bài 22.10 trang 75 Sách bài tập Hóa học 12: Có hai thí nghiệm dưới đây.

Thí nghiệm 1 ở 0°C: Có một ống nghiệm chứa 1 mL dung dịch copper(II) sulfate 0,5% màu xanh nhạt. Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch hydrochloric acid đặc không màu vào ống nghiệm đó thì thu được dung dịch có màu vàng chanh do có quá trình:

[Cu(OH2)6]2+(aq) + 4Cl- (aq) acid dac  [CuCl4]2-(aq) + 6H2O(l)

KC = 4,18.105

Thí nghiệm 2 ở 20°C: Có một ống nghiệm chứa 1 mL dung dịch copper(II) sulfate 0,5% màu xanh nhạt. Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch sodium chloride bão hoà không màu vào ống nghiệm đó thì thu được dung dịch có màu xanh nhạt hơn so với ban đầu.

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?

(a) Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng ở thí nghiệm 1 là:

KC=[[CuCl4]2(aq)].[H2O(l)]6[[Cu(OH2)6]2+(aq)].[Cl(aq)]4

(b) Trong thí nghiệm 1, phản ứng nghịch diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thuận.

(c) Trong thí nghiệm 1, nồng độ anion Cl- càng cao thì phản ứng thuận càng dễ diễn ra.

(d) Trong thí nghiệm 2 không có dấu hiệu của phản ứng hình thành phức chất.

Lời giải:

(a) Đúng.

(b) Sai. Phản ứng thuận K lớn hơn nên thuận lợi hơn.

(c) Đúng.

(d) Đúng. Nếu hình thành phức [CuCl4]2-(aq) phải có màu vàng chanh nhưng thí nghiệm 2 không thấy hiện tượng này

Lời giải SBT Hóa 12 Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác