Phản ứng oxi hoá ethanol trước đây được dùng để kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông

Bài 22.11 trang 80 Sách bài tập Hóa học 11: Phản ứng oxi hoá ethanol trước đây được dùng để kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông: hơi thở của tài xế được thổi vào ống thuỷ tinh chứa hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 được tẩm trên các hạt silicagel (có màu đỏ cam). Nếu tài xế có sử dựng rượu bia, ống sẽ chuyển sang màu xanh lá cây của ion Cr3+, khoảng chuyển màu cho biết nồng độ cồn tương đối trong hơi thở. Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra, biết rằng ethanol bị oxi hoá thành acetic acid.

Phản ứng oxi hoá ethanol trước đây được dùng để kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông

Lời giải:

Khi thổi hơi thở có cồn qua ống thuỷ tinh chứa hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 được tẩm trên các hạt silicagel, xảy ra phản ứng oxi hoá ethanol:

3C2H5OH + 2K2Cr2O7 (vàng cam) + 8H2SO4 → 3CH3COOH + 3Cr2(SO4)3 (xanh lá cây) + 2K2SO4 + 11H2O

Lời giải SBT Hóa 11 Bài 22: Ôn tập chương 5 hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác