Trong phản ứng thế của propane với chlorine ở nhiệt độ phòng khi có ánh sáng

Bài 12.16 trang 53 Sách bài tập Hóa học 11: Trong phản ứng thế của propane với chlorine ở nhiệt độ phòng khi có ánh sáng, tỉ lệ khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử hydrogen gắn ở nguyên tử carbon bậc I và nguyên tử carbon bậc II tương ứng là 1 : 4.

a) Xác định tỉ lệ phần trăm các sản phẩm thế monochloro thu được trong phản ứng thế trên.

b) Dự đoán khả năng phản ứng và tỉ lệ phần trăm các sản phẩm thế thu được khi thay chlorine bằng bromine.

Lời giải:

a) Propane CH3-CH2-CH3 có 6 nguyên tử hydrogen gắn ở carbon bậc I và 2 nguyên tử hydrogen gắn ở carbon bậc II. Khi tác dụng với chlorine sẽ thu được 2 sản phẩm thế monochloro là CH3-CH2-CH2Cl và CH3-CHCl-CH3. Tổng khả năng phản ứng của 8 nguyên tử hydrogen là 6×1 + 4×2 = 14. Do 6 nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bậc I đều có khả năng phản ứng như nhau để tạo sản phẩm CH3-CH2-CH2Cl nên khả năng tạo CH3-CH2-CH2Cl là 6.10014 = 42,85%.

Ngoài ra, 2 nguyên tử hydrogen gắn ở nguyên tử carbon bậc II đều có khả năng phản ứng như nhau để tạo sản phẩm CH3-CHCl-CH3 nên khả năng  tạo CH3-CHCl-CH32.414.100=57,15%

b) Phản ứng của propane với bromine sẽ xảy ra chậm hơn so với phản ứng của propane với chlorine. Tuy nhiên lúc này, do bromine có tính chọn lọc hơn so với chlorine nên khả năng phản ứng của nguyên tử carbon bậc II cao hơn nhiều so với của nguyên tử carbon bậc I, dẫn đến sản phẩm thế CH3-CHBr-CH3 sẽ cao hơn nhiều so với sản phẩm thế CH3-CH2-CH2Br.

Lời giải SBT Hóa 11 Bài 12: Alkane hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác