Thấy D 16 tuổi cao lớn nên anh P đã quyết định tuyển dụng vào xí nghiệp
Câu 21 trang 66 sách bài tập GDCD 8: Thấy D (16 tuổi) cao lớn nên anh P đã quyết định tuyển dụng vào xí nghiệp của mình làm việc. Theo hợp đồng lao động đã kí, công việc của D là dọn dẹp vệ sinh ở xưởng cơ khí. Nhưng khi làm việc, anh P lại thường bắt D làm 10 giờ trong một ngày, tham gia vận chuyển hoá chất cho công ty.
Theo em, hành vi của anh P có vi phạm quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên không? Nếu có, anh P phải chịu hậu quả như thế nào?
Trả lời:
- Hành vi của anh P thường bắt D làm 10 giờ trong một ngày, tham gia vận chuyển hoá chất cho công ty là vi phạm quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019. Trong đó, khoản 2 Điều 146 quy định thời giờ làm việc của người chưa thành niên “Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần” và điểm c khoản 1 Điều 147 quy định công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi “Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hoá chất, khí gas, chất nổ”.
- Hành vi của anh P có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, hành vi của anh P vi phạm các quy định sau:
+ Vi phạm điểm d khoản 2 Điều 29 Nghị định số 12 bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi “Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép”.
+ Vi phạm điểm c khoản 3 Điều 29 Nghị định số 12 bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi “Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm” quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lời giải sách bài tập GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân hay khác:
b) trang 64 sách bài tập GDCD 8: Em rút ra bài học gì cho bản thân? ....
b) trang 65 sách bài tập GDCD 8: Trong trường hợp trên, chị K có quyền gì? ....
b) trang 65 sách bài tập GDCD 8: Theo em, để bảo vệ quyền lợi của mình, anh D nên làm gì? ....
Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
SBT GDCD 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
SBT GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục công dân 8 Cánh diều
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều