Soạn bài Hai cây phong (sách mới - siêu ngắn)

Tổng hợp soạn bài Hai cây phong chương trình sách mới lớp 6 siêu ngắn. Mời các bạn đón đọc:

Hai cây phong - lớp 6 Chân trời sáng tạo




Lưu trữ: Soạn bài Hai cây phong (sách Văn 8 cũ)

Bài giảng: Hai cây phong - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

- Phần 1 ( từ đầu… gương thần xanh) : hai cây phong gắn với văn hóa làng Ku-ku-rêu qua lời kể nhân vật "tôi".

- Phần 2 (phần còn lại): Những thước phim quay chậm về kỉ niệm thời thơ ấu gắn với hai cây phong.

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cánh thảo nguyên. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn, nằm giữa ngọn đồi như một ngọn hải đăng trên núi. Hai cây phong gắn bó với tuổi thơ của “tôi” và bao thế hệ dân làng. Đó là biểu tượng riêng, tiếng nói tâm hồn của người làng Ku- ku- rêu. Trên hai cây phong, vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè “tôi” cùng bạn bè lại có những trò vui, khám phá “thế giới đẹp đẽ vô ngần”. Lũ trẻ hào hứng trèo lên cây, say sưa nhìn ngắm ngôi làng và những vùng đất xung quanh từ trên cao. “Tôi” nghĩ về điều thắc mắc ngày xưa, ai đã trồng hai cây phong này và những suy nghĩ của họ khi trồng nó, vì sao ngôi trường trên quả đồi có hai cây phong ấy được gọi là “Trường Đuy-sen”

Câu 1: (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau:

    + Từ đầu… gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"

    + Từ năm học… xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"

    + Đoạn còn lại: mạch xưng "tôi"

Trong mạch kể xưng “tôi”, tôi là người kể chuyện nhân danh tác giả, tự giới thiệu là “họa sĩ”. Trong mạch kể xưng là “chúng tôi " vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại nhân danh cả “bọn con trai ngày trước” để kể.

- Trong hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn trong văn bản này . Vì mọi quan sát, cảm nhận đều dưới cái nhìn của nhân vật “tôi”.

Câu 2: (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ, làm cho chúng ngây ngất là:

- Cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim

- “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao của hai cây phong.

Có thể nói, người kể chuyện đã miêu tả quang cảnh và hai cây phong bằng ngòi bút đậm chất hội họa:

- Đường nét :

    + Đất rộng bao la

    + Dải thảo nguyên hoang vu: Mất hút trong làn sương

    + Những dòng sông tận chân trời: Sợi chỉ bạc mỏng manh

    + Cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, cao ngang tầm cánh chim, cành cao ngất...

- Màu sắc :

    + Màu trắng của làn sương mờ đục

    + Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc

    + Màu bạc lấp lánh của những con sông.

→ Quang cảnh và hai cây phong được tác giả miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Những đường nét phóng khoáng, những màu sắc hài hòa...đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên sinh động, có hồn

Câu 3: (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Trong mạch kể chuyện xưng "tôi"nguyên nhân hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện:

    + Hai cây phong xuất hiện từ khi “tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình”, hai cây phong như ngọn hải đăng của làng, có “tiếng nói riêng”, “tâm hồn riêng”.

    + Hình ảnh hai cây phong gắn với những “ấn tượng tuổi thơ”, kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"

    + Hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thầy trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng, được miêu tả sống động như hai con người, qua sự quan sát của một họa sĩ và cũng là một người con xa quê:

    + Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.

    + Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.

→ Hai cây phong vì thế không chỉ là biểu tượng của quê hương “tôi” mà còn thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhân vật “tôi”.

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học