Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chọn lọc (sách mới, có đáp án)
Câu hỏi trắc nghiệm Văn 8 chương trình sách mới mới nhất có đáp án đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao môn Ngữ Văn 8.
Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 8 (sách cũ)
Câu hỏi trắc nghiệm Tôi đi học
Câu 1: Các phương thức biểu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Kết hợp cả A, B, C.
Đáp án cần chọn: D
Câu 2: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn "Tôi đi học"?
A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật "tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Đáp án cần chọn: C
Câu 3: Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?
"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi...Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".
A. Rất vui vẻ.
B. Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.
C. Rất hiền hậu.
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Đáp án cần chọn: D
Câu 4: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?
A. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” ngay trong ngày đến trường đầu tiên.
B. Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “tôi” về ngày đến trường đầu tiên.
C. Cho người được thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.
D. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.
Đáp án cần chọn: C
Câu 5: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong đoạn văn:
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (“Tôi đi học”, Thanh Tịnh)
A. Tô đậm tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn các bạn, thấy các bạn cũng sợ sệt, vụng về như mình.
B. Tô đậm tâm trạng, cảm giác của mấy cậu học trò mới khi đứng bên người thân trước giờ vào lớp học.
C. Tô đậm niềm mong ước được biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong khung cảnh trường lớp xa lạ của mấy cậu học trò mới.
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án cần chọn: D
Câu 6: Câu văn nào sau đây trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật "tôi"?
A. "Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ".
B. "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
C. "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".
D. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
Đáp án cần chọn: D
Câu 7: Mạch truyện diễn biến theo trình tự thời gian nào?
A. Hiện tại - quá khứ
B. Hiện tại - tương lại
C. Hiện tại - quá khứ - hiện tại
D. Hiện tại - quá khứ - tương lai
Đáp án cần chọn: A
Câu 8: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?
A. Ven sông Hương, thành phố Huế
B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội
C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)
D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ
Đáp án cần chọn: A
Câu 9: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Truyện ngắn trữ tình
C. Tiểu thuyết
D. Tuỳ bút
Đáp án cần chọn: B
Câu 10: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?
A. Nhan đề của văn bản
B. Quan hệ giữa các phần của văn bản
C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản
D. Cả ba yếu tố trên
Đáp án cần chọn: D
Câu 11: Sức cuốn hút của tác phẩm "Tôi đi học" là:
A. Bản thân tình huống truyện.
B. Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
C. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
D. Cả A, B, C.
Đáp án cần chọn: D
Câu 12:Nhân vật chính trong văn bản "Tôi đi học” là ai?
A. Người mẹ
B. Người thầy giáo
C. Ông đốc
D. Nhân vật “tôi”
Đáp án cần chọn: D
Câu 13: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án cần chọn: A
Câu 14:Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?
A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".
B. "Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ".
C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".
Đáp án cần chọn: A
Câu 15:Nhân vật chính trong văn bản "Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?
A. Ngoại hình
B. Tính cách
C. Tâm trạng
D. Hành động
Đáp án cần chọn: C
Câu 16:Đọc đoạn văn sau:
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (“Tôi đi học”, Thanh Tịnh)
Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Điệp ngữ.
D. Ẩn dụ.
Đáp án cần chọn: B
Câu hỏi trắc nghiệm Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Câu 1:Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau? "Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)
A. Cảm giác.
B. Hình dáng.
C. Đặc điểm.
D. Tính chất.
Đáp án cần chọn: A
Câu 2:Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:
A. Luôn luôn thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.
B. Không thể thay thế được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.
C. Có thể thay được mà cũng có thể không thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.
D. Cả B và C đều đúng.
Đáp án cần chọn: C
Câu 3:Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?
A. Phổ quát
B. Bao quát
C. Phổ biến
D. Chi tiết
Đáp án cần chọn: B
Câu 4:Các từ "học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở, bút, mực, phấn, bảng, kĩ sư, lớp học, cờ, trống" đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ "nhà trường". Đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
Đáp án cần chọn: A
Câu 5: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
B. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
C. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác.
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Đáp án cần chọn: A
Câu 6: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sự, nông dân, công nhân, nội trợ?
A. Nghề nghiệp
B. Tính cách
C. Môn học
D. Con người
Đáp án cần chọn: A
Câu 7: Các từ: học sinh, sinh viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở, bút, thước, mực, phấn, bảng, kĩ sư, lớp học, cờ, trống, bác bảo vệ đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ NHÀ TRƯỜNG. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án cần chọn: A
Câu 8: Sự sắp xếp các nhóm từ như sau đúng hay sai?
1. Đồ dùng gia đình: giường, tủ, bàn, ghế, đài, xe điện, quạt điện, xe đạp
2. Đất nước: Núi sông, con cháu, đồng ruộng, con người, biên giới, quốc ca, quốc kì
3. Hoa: hoa lan, hoa bưởi, hoa ban, hoa sen, hoa mắt, hoa bưởi
4. Gia đình: Ông bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, bộ đội, thợ xây, anh, em
A. Đúng
B. Sai
Đáp án cần chọn: B
Câu 9:
Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Đáp án cần chọn: D
Câu 10:Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?
A. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.
B. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.
C. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện
D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họp.
Đáp án cần chọn: D
Câu 11:Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại?
A. Giằng co
B. Du đẩy
C. Sấn sổ
D. Hành động
Đáp án cần chọn: D
Câu 12: Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Đáp án cần chọn: A
Câu 13:Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?
A. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, xích lô, tàu điện.
B. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.
C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.
D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.
Đáp án cần chọn: A
Câu 14:Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối
B. Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường
C. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc
D. Canh, nem, rau xào, cá rán.
Đáp án cần chọn: C
Câu hỏi Trắc nghiệm Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Câu 1:Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
A. Tất cả các yếu tố của văn bản.
B. Câu kết thúc của văn bản.
C. Các ý lớn của văn bản.
D. Câu mở đầu của mỗi đoạn trong văn bản.
Đáp án cần chọn: A
Câu 2: Cho đoạn văn sau:
Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Hai đoạn văn trên có mối liên hệ liên kết như thế nào?
A. Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì.
B. Hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.
C. Đoạn văn phía dưới được kết nối với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án cần chọn: A
Câu 3: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng tất cả các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án cần chọn: A
Câu 4: Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản?
A. Dùng từ nối và đoạn văn
B. Dùng câu nối và đoạn văn
C. Dùng từ nối và câu nối
D. Dùng lí lẽ và dẫn chứng
Đáp án cần chọn: C
Câu 5: Nhận xét nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn văn trong văn bản?
A. Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho đoạn văn
B. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau
C. Làm cho hình thức của đoạn văn được cân đối
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án cần chọn: D
Câu 6: Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau:
“Hiện nay, thói ích kỉ, tham lam vẫn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.
..., những vấn đề tác phẩm Nam Cao đặt ra, nói riêng xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn mang nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi.”
A. Tuy nhiên
B. Hơn nữa
C. Vì vậy
D. Mặt khác
Đáp án cần chọn: C
Câu 7:Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
A. Văn bản có đối tượng xác định.
B. Văn bản có tính mạch lạc.
C. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định.
D. Cả ba yếu tố trên.
Đáp án cần chọn: D
Câu 8: Cho đoạn văn sau:
U lại nói tiếp:
- Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên Thận.
Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi. Thế thằng Các bó vừa chăn trâu vừa đi học đấy thì sao.
(Bùi Hiển, Ngày công đầu tiên của cu Tí)
Tìm câu liên kết trong đoạn văn.
A. Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy
B. U lại nói tiếp
C. Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ?
D. Thôi, cái gì làm một cái thôi
Đáp án cần chọn: A
Câu 9:Căn cứ vào đâu để xác định chủ đề của văn bản "Tôi đi học”?
A. Nhan đề
B. Tên tác giả
C. Các câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
D. A,C đúng.
Đáp án cần chọn: D
Câu 10:Về nội dung, văn bản cần phải xác định đề tài nhưng không nhất thiết tìm ra chủ định của người tạo lập.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án cần chọn: B
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 11, 12:
Tháp Ép - phen không những được coi là biểu tượng của Pari, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh, ...
[...] điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.
(Theo Bàn tay và khối óc)
Câu 11: Từ liên kết còn thiếu ở dấu [...] cần mang ý nghĩa liên kết về nội dung như thế nào?
A. Nối tiếp
B. Bổ sung
C. Tương phản
D. Nguyên nhân – kết quả
Đáp án cần chọn: C
Câu 12: Điền từ thích hợp vào dấu [...]:
A. Nhưng
B. Song
C. Tuy nhiên
D. Mặc dù vậy
Đáp án cần chọn: C
Câu 13:Chủ đề của văn bản là gì?
A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản.
B. Là một câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.
C. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
D. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
Đáp án cần chọn: C
Câu 14:Về cấu trúc hình thức, tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện qua nhan đề, sự sắp xếp các phần, mục tạo nên sự thống nhất trong nhận thức, hành động và tình cảm của người đọc.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án cần chọn: A
Câu 15:Chủ đề của văn bản "Tôi đi học”?
A. Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.
B. Cảm xúc về buổi tựu trường đầu tiên.
C. Kể lại về buổi tựu trường đầu tiên.
D. Nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
Đáp án cần chọn: A
Câu hỏi Trắc nghiệm Trong lòng mẹ
Câu 1:Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát
B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm
C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án cần chọn: D
Câu 2:Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
A. Giàu chất trữ tình
B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm
D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo
Đáp án cần chọn: C
Câu 3:Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?
A. "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".
B. "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".
C. "Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc".
D. "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".
Đáp án cần chọn: B
Câu 4:Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?
A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con.
B. Là người có tình với gia đình nhà chồng.
C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.
D. Là người hành động theo bản năng.
Đáp án cần chọn: A
Câu 5: Nhân vật bé Hồng gợi cho người đọc những suy tư gì về số phận con người trong xã hội cũ?
A. Đó là nạn nhân đáng thương của nghèo đói và cổ tục hẹp hòi.
B. Đó là số phận đau khổ và bất hạnh.
C. Đó là số phận đau khổ nhưng không hoàn toàn bất hạnh.
D. Đó là đứa trẻ biết vượt lên tủi cực, đau khổ bởi tình yêu trong sáng dành cho mẹ.
Đáp án cần chọn: D
Câu 6:Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là gì?
A. Nguyễn Nguyên Hồng
B. Nguyễn Hồng.
C. Hồng Nguyên
D. Nguyên Hồng
Đáp án cần chọn: A
Câu 7:Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?
A. Chương V
B. Chương IV
C. Chương VI
D. Chương X
Đáp án cần chọn: B
Câu 8:Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.
B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.
C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.
D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
Đáp án cần chọn: D
Câu 9: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Hồi kí
C. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
Đáp án cần chọn: B
Câu 10: Văn bản: “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
A. Tự sự
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm, nghị luận.
D. Tất cả đều đúng
Đáp án cần chọn: D
Câu 11: Hồi kí được hiểu là
A. Là thể loại nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại.
B. Lời văn của hồi kí phải chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân.
C. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án cần chọn: D
Câu 12: Từ “tàn nhẫn” có thể được hiểu là:
A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác.
B. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.
C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác.
D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác.
Đáp án cần chọn: B
Câu 13: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
A. Trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B. Trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
C. Trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ
D. Trình bày diễn biến tâm tâm trạng của chú bé Hồng
Đáp án cần chọn: D
Câu 14: Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?
A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến
B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.
C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ về tương lai.
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án cần chọn: A
....................................
....................................
....................................
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 8 siêu ngắn
- Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm Văn 8
- Tài liệu Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 8
- Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 có đáp án
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều