Trắc nghiệm Động từ - Cụm động từ (có đáp án)

Câu 1. Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ?

A. Thường làm vị ngữ trong câu

B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn chớ

C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ

D. Thường làm thành phần phụ trong câu

Đáp án: D

Câu 2. Động từ là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây?

A. Cái gì?

B. Làm gì?

C. Thế nào?

D. Làm sao?

Đáp án A

→ Danh từ trả lời cho câu hỏi: Cái gì?

Câu 3. Nhận xét không đúng về “định”, “toan”, “đánh” là?

A. Trả lời câu hỏi: làm sao?

B. Trả lời câu hỏi: thế nào?

C. Đòi hỏi phải có động từ khác kèm phía sau

D. Không cần kèm phía sau

Đáp án: C

Câu 4. Nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?

A. Định, toan, dám, đừng

B. Buồn, đau, ghét, nhớ

C. Chạy, đi, cười, đọc

D. Thêu, may, khâu, đan

Đáp án: A

Câu 5. Nhận định không đúng về cụm động từ?

A. Hoạt động trong câu như một động từ

B. Hoạt động trong câu không như động từ

C. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

D. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ

Đáp án: B

Câu 6. Cụm động từ có cấu tạo gồm mấy phần?

A. Gồm 2 phần

B. Gồm 3 phần

C. Có thể gồm 2 phần hoặc 3 phần

D. Trên 4 phần

Đáp án: C

→ Cụm động từ có thể có 2 phần hoặc 3 phần. Cụm động từ gồm 3 phần: phụ trước, trung tâm, phụ sau. Có thể lược bỏ phần phụ trước, hoặc phụ sau.

Câu 7. Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

A. Còn đang

B. Nô đùa

C. Trên

D. Bãi biển

Đáp án: B

Câu 8. Trong cụm động từ, các phụ ngữ ở phần phụ trước không có tác dụng bổ sung cho động từ các ý nghĩa nào?

A. Quan hệ thời gian

B. Sự tiếp diễn tương tự

C. Sự khẳng định hoặc phủ định hành động

D. Chỉ cách thức hành động

Đáp án: D

Câu 9. Phần phụ trước của cụm động từ bổ sung ý nghĩa cụ thể cho động từ?

A. Sự khẳng định, hoặc phủ định của hành động

B. Quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự

C. Sự khuyến khích hoặc ngăn cản của hành động

D. 3 ý kiến trên

Đáp án:

Câu 10. Phần phụ sau cụm động từ bổ sung ý nghĩa nào cho động từ?

A. Chỉ nguyên nhân, mục đích

B. Chỉ không gian

C. Chỉ thời gian, địa điểm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

→ Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm về địa điểm, nguyên nhân, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức

Bài giảng: Động từ - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Bài giảng: Cụm động từ - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học