Trắc nghiệm Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (có đáp án)

Bài giảng: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Câu 1. Văn bản nhật dụng là gì?

A. Là văn bản được sử dụng trong các cơ quan hành chính

B. Là những văn bản được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày

C. Là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội

D. Là những văn bản có sự phối hợp của các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm, tự sự

Đáp án: C

Câu 2. Tên gọi nào không phải để gọi các cây cầu bắc qua sông Hồng tại Hà Nội?

A. Đông Đô

B. Chương Dương

C. Thăng Long

D. Long Biên

Đáp án: A

Câu 3. Phương thức biểu đạt chủ yếu?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Hành chính, công vụ

Đáp án C

Câu 4. Tên lịch sử của cây cầu Long Biên là gì?

A. Đu- me

B. Chương Dương

C. Thăng Long

D. Cầu Đất

Đáp án A

Câu 5. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử cho những sự kiện nào?

A. Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội

B. Những ngày đầu năm 1947, Trung đoàn thủ đô bí mật ra đi

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ chân không 1972

Đáp án: C

Câu 6. Tác giả so sánh chiếc cầu bắc qua sông với hình ảnh nào sau đây?

A. Như dải lụa uốn lượn

B. Như chiếc lược gài trên mái tóc

C. Như một sợi dây thừng

D. Như một sợi chỉ mền

Đáp án: A

Câu 7. Chi tiết nào chứng tỏ cầu Long Biên vẫn là chứng nhân “đau thương và anh dũng”?

A. Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi, xương máu của bao con người

B. Những ngày đầu năm 1947, cái ngày thủ đô cùng Trung Đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật

C. Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì

D. Những nhịp cầu tơi như ứa mái, nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước

Đáp án D

Câu 8. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng nhiều trong bài?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Đáp án B

Câu 9. Vì sao nhịp cầu bằng thép của Long Biên lại trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tìm?

A. Vì cầu Long Biên giống như một nhân chứng về lịch sử

B. Tác giả sử dụng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết, kỉ niệm về cầu tạo nên sức hấp dẫn

C. Cầu Long Biên là nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng

D. Tất cả các ý trên đầu đúng

Đáp án D

Câu 10. Văn bản Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử cùng thể loại với văn bản nào sau đây?

A. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

B. Động Phong Nha

C. Vượt thác

D. Cả A và B đều đúng

Đáp án D

Bài giảng: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học