Trắc nghiệm bài Mùa lá rụng trong vườn có đáp án

Câu 1 : Ma Văn Kháng sinh ra tại đâu?

A. Điện Biên

B. Lai Châu

C. Lào Cai

D. Hà Nội

Ma Văn Kháng sinh ra tại Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Chọn đáp án : D

Câu 2 : Ma Văn Kháng tốt nghiệp trường đại học nào?

A. Đại học Sư phạm

B. Đại học Tổng hợp

C. Đại học Văn hóa

D. Đại học Nhân văn

Ma Văn Kháng tốt nghiệp trường đại học Sư phạm.

Chọn đáp án : A

Câu 3 : Ma Văn Kháng dạy học ở đâu?

A. Điện Biên

B. Lào Cai

C. Yên Bái

D. Hà Giang

Sau khi tốt nghiệp trường đại học sư phạm, Ma Văn Kháng lên dạy học ở Lào Cai và bắt đầu viết văn.

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Ma Văn Kháng chuyển về công tác ở Hà Nội năm:

A. 1973

B. 1974

C. 1975

D. 1976

Ma Văn Kháng chuyển về công tác ở Hà Nội năm 1976.

Chọn đáp án : D

Câu 5 : Ma Văn Kháng đã nhận được những giải thưởng nào trong sự nghiệp sáng tác:

A. Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1986

B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012

C. Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1986 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012

D. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1986 và giải thưởng Văn học ASEAN năm 2012.

Với những đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật, Ma Văn Kháng được tặng Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1986 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Ma Văn Kháng:

A. Rừng trúc

B. Mùa lá rụng trong vườn

C. Ngày đẹp trời

D. Đám cưới không có giấy giá thú

Các tác phẩm chính:

- Tiểu thuyết: Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Vùng biên ải (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989)

- Tập truyện ngắn: Ngày đẹp trời (1986); Trăng soi sân nhỏ (1994); Một chiều dông gió (1998),..

Chọn đáp án : A

Câu 7 : Quan điểm sáng tác của Ma Văn Kháng là:

A. Văn chương phải có tính chân thật. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện tránh lối viết cầu kì xa lạ, nặng nề. Hình thức tác phẩm phải hấp dẫn, trong sáng, ngôn ngữ chọn lọc.

B. Đặt nhiều sự quan tâm vào giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi, không có sử thi thì không có nền văn học dân tộc. Văn học phải có những tác phẩm khắc họa bước đi của lịch sử.

C. Một tác phẩm có giá trị phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. Đồng thời nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút

D. Tất cả các đáp án trên

Quan điểm sáng tác của Ma Văn Kháng: “Tôi đặt nhiều sự quan tâm vào giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi. Tôi quan niệm không có sử thi thì không có nền văn học dân tộc. Văn học phải có những tác phẩm khắc họa bước đi lớn của đất nước”.

Chọn đáp án : B

Câu 8 : Phong cách nghệ thuật của Ma Văn Kháng:

A. Kết hợp giữa tính hiện thực và tính nhân văn

B. Kết hợp giữa triết lí và trữ tình

C. Quan tâm đến vấn đề giá trị đạo đức giữa biến động lớn lao của thời cuộc

D. Tất cả các đáp án trên

Phong cách nghệ thuật của Ma Văn Kháng: kết hợp giữa tính hiện thực và tính nhân văn, giữa triết lí và trữ tình; quan tâm đến vấn đề giá trị đạo đức giữa biến động lớn lao của thời cuộc.

Chọn đáp án : D

Câu 9 : Tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe (1979) của Ma Văn Kháng thuộc thể loại:

A. Thơ

B. Kịch

C. Tiểu thuyết

D. Truyện ngắn

Tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe (1979)

Chọn đáp án : C

Câu 10 : Nội dung sau về tác giả Ma Văn Kháng đúng hay sai?

“Lấy bút danh là Ma Văn Kháng chính là cách để ông ghi nhớ những kỉ niệm không thể nào quên về một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, những năm tháng chiến đấu ác liệt, gian khổ nơi vùng cao.”

A. Đúng

B. Sai

Lấy bút danh là Ma Văn Kháng chính là cách để ông ghi nhớ những kỉ niệm không thể nào quên về một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyệt, không ngại gian khó, lặn lội với công việc dạy học nơi bản làng, bày tỏ niềm tri ân sâu nặng của mình với đồng bào các dân tộc vùng cao.

Chọn đáp án : A

Câu 1 : Mùa lá rụng trong vườn của tác giả nào?

A. Ma Văn Kháng

B. Nguyễn Khải

C. Nguyễn Thi

D. Nguyễn Minh Châu

Mùa lá rụng trong vườn (1985) – Ma Văn Kháng.

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn thuộc thể loại:

A. Kịch

B. Tiểu thuyết

C. Truyện ngắn

D. Truyện vừa

Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (1985) – Ma Văn Kháng.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn được trích ra từ tác phẩm nào của Ma Văn Kháng?

A. Đồng bạc trắng hoa xòe

B. Mùa lá rụng trong vườn

C. Ngày đẹp trời

D. Một chiều dông gió

Đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn được trích từ chương II của tiểu thuyết cùng tên.

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn được trích từ chương bao nhiêu trong cuốn tiểu thuyết cùng tên?

A. Chương I

B. Chương II

C. Chương III

D. Chương IV

Đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn trích từ chương II của tiểu thuyết cùng tên.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn được Ma Văn Kháng sáng tác trong khoảng thời gian nào?

A. Khi Ma Văn Kháng đang là sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội

B. Khi Ma Văn Kháng đang dạy học ở Lào Cai

C. Khi Ma Văn Kháng tham gia kháng chiến ở Lào Cai

D. Khi Ma Văn Kháng trở về công tác ở Hà Nội

Mùa lá rụng trong vườn được Ma Văn Kháng sáng tác khi ông trở về Hà Nội công tác. Trong giai đoạn đó, đất nước đang có những biến động, những đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình xóa bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bap cấp sang nền kinh tế thị trườn với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và cách lựa chọn các giá trị.

Chọn đáp án : D

Câu 6 : Năm 1986, tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn nhận được giải thưởng:

A. Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986

B. Giải thưởng Văn học Việt Nam năm 1986

C. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1986

D. Giải thưởng Tiểu thuyết mới xuất sắc nhất năm 1986

Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1986.

Chọn đáp án : A

Câu 7 : Mùa lá rụng trong vườn xoay quanh câu chuyện trong gia đình của nhân vật nào?

A. Chị Hoài

B. Ông Bằng

C. Ông Đông

D. Chị Hiền

Thông qua câu chuyệnn xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nề nếp, luôm giữ gìn gia pháp và gia phong, nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài.

Chọn đáp án : B

Câu 8 : Qua tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn , tác giả Ma Văn Kháng bày tỏ thái độ, tình cảm gì?

A. Nhà văn bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca những giá trị truyền thống của dân tộc.

B. Nhà văn bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng những người có ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống.

C. Nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho những giá trị truyền thống trước những thay đổi của thời cuộc.

D. Tất cả các đáp án trên

Qua tác phẩm, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những thay đổi của thời cuộc.

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Đáp án nào không phải là giá trị nghệ thuật của tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn ?

A. Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hấp dẫn

B. Nghệ thuật tự truyện

C. Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ

D. Nghệ thuật dựng cảnh chân thực, tinh tế

Nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn:

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hấp dẫn

- Nghệ thuật dẫn truyện tự nhiên

- Nghệ thuật dựng cảnh chân thực, tinh tế

Chọn đáp án : C

Câu 10 : Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1983

B. 1984

C. 1985

D. 1986

Mùa lá rụng trong vườn (1985) – Ma Văn Kháng

Chọn đáp án : C

Câu 1 : Chị Hoài có mối quan hệ như thế nào với ông Bằng?

A. Con dâu trưởng

B. Con gái

C. Con nuôi

D. Cháu gái

Chị Hoài là dâu trưởng, vợ anh cả Tường liệt sĩ. Nhưng bây giờ chị Hoài đã có một gia đình riêng.

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Chị Hoài lên thăm gia đình ông Bằng vào thời gian nào?

A. Chiều 29 Tết

B. Sáng 30 Tết

C. Chiều 30 Tết

D. Chiều mồng 1 Tết

Chị Hoài lên thăm gia đình ông Bằng vào chiều 30 Tết, vào đúng lúc cả gia đình đang tíu tít vào buổi cúng tất niên.

Chọn đáp án : C

Câu 3 : Nhân vật chị Hoài được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?

A. Một phụ nữ nông thôn trạc năm mươi, người thon gọn trong cái áo bông trần hạt lựu.

B. Chiếc khăn len nâu thắt ôm một khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm.

C. Cái miệng cười rất tươi

D. Tất cả các đáp án trên

Vẻ đẹp ngoại hình của chị Hoài: “Người thon gọn trong cái áo lông trần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi ”.

Chọn đáp án : D

Câu 4 : Dù đã lập gia đình mới nhưng chị Hoài vẫn lên thăm và mang quà cho gia đình chồng cũ. Điều này thể hiện vẻ đẹp phẩm chất gì ở chị Hoài?

A. Thùy mị, nết na

B. Bản lĩnh, đảm đang

C. Giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt

D. Tất cả các đáp án trên

Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ, bộn bề lo toan riêng nhưng chị vẫn luôn dành một chút góc nhỏ trong trái tim cho gia đình ông Bằng. Chị về thăm gia đình chồng cũ vào chiều ba mươi Tết.

⇒ Chị Hoài sống nặng tình nghĩa thủy chung son sắt. Chị coi gia đình chồng cũ như những người thân thích.

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Trong tiềm thức của những người trong gia đình, chị Hoài là một người như thế nào?

A. Một người phụ nữ yêu thương chồng con hết mực

B. Một người giàu đức hi sinh

C. Một người phụ nữ thùy mị, nết na, vừa đẹp người, vừa đẹp nết

D. Tất cả các đáp án trên

Trong tiềm thức vẫn sống động của mọi người trong gia đình, chị Hoài là một người phụ nữ thùy mị, nết na, vừa đẹp người, vừa đẹp nết.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Chi tiết nào thể hiện cảm xúc của ông Bằng khi gặp lại chị Hoài?

A. “Ông cố đi cho ngay ngắn”

B. “Ông sững lại khi nhìn thấy chị Hoài, mặt thoáng một chút ngẩn ngơ”

C. “Mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật không thành tiếng”

D. Tất cả các đáp án trên

- Ông Bằng nghe tin chị Hoài lên thì xôn xao trong lòng, “ông cố đi cho ngay ngắn”, khi nhìn thấy chị thì ông đứng sững người lại, mặt thoáng chút ngơ ngẩn rồi mắt ông chớp liên hồi môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác như sắp khóc.

- Giọng của ông khê đặc khàn rè “Hoài đấy ư con”.

⇒ Bằng hàng loạt chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật nhà văn đã cho thấy được tâm trạng từ ngạc nhiên đến vui mừng, xúc động của người cha.

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Khi gặp ông Bằng, tâm trạng, cảm xúc của chị Hoài như thế nào?

A. Xúc động sâu sắc khi gặp lại ông Bằng

B. Mừng rỡ, bồi hồi kể cho ông nghe về cuộc sống gia đình hiện tại

C. Hai con mắt đậm nỗi bồi hồi

D. Đáp án A và B

Tâm trạng của chị Hoài khi gặp lại ông bằng:

- Xúc động sâu sắc khi gặp lại ông Bằng: “Không chủ động được mình”; “lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép”; thốt lên tiếng chào như tiếng nấc.

- Mừng rỡ, bồi hồi kể cho ông nghe về cuộc sống gia đình hiện tại

Chọn đáp án : D

Câu 8 : Cuộc gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài diễn ra đầy xúc động, thể hiện:

A. Tình cảm gia đình vẫn sâu nặng như xưa

B. Ông Bằng, chị Hoài và mọi người trong gia đình vẫn luôn quan tâm, chia sẻ, lo lắng cho nhau dù lâu ngày không gặp.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Không có đáp án đúng

Cảnh tượng gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài diễn ra đầy xúc động và tràn ngập tình yêu thương. Dù chị Hoài không còn là dâu trưởng trong gia đình, họ đã lâu không gặp gỡ nhưng tình cảm gia đình vẫn sâu nặng như xưa: vẫn luôn quan tâm, chia sẻ và lo lắng cho gia đình như ngày trước. Đó là tấm lòng của những người có ý nghĩa như trụ cột. Họ có tình cảm đẹp, bền chặt và lối ứng xử đẹp.

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Nét văn hóa nào của người Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn ?

A. Cúng tất niên chiều 30 Tết

B. Đi chúc tết người thân đầu năm mới

C. Xông đất đầu năm mới

D. Mừng tuổi đầu năm mới

Nét văn hóa cúng tất niên chiều 30 Tết với khói hương và mâm cỗ thịnh soạn được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn.

Chọn đáp án : A

Câu 10 : Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông bằng trước bàn thờ gợi lên điều gì:

A. Gợi nhớ về cội nguồn và các giá trị truyền thống của dân tộc

B. Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

- Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta nhiều suy nghĩ:

+ Gợi nhớ về cội nguồn các giá trị truyền thống của dân tộc ta.

+ Đồng thời nhà văn đặt ra vấn đề là cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của quá khứ của truyền thống.

Chọn đáp án : C

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác