Trắc nghiệm bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận có đáp án

Câu 1 : Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận?

A. Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc được diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm.

B. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thật và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

C. Các yếu tố tự sự, miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

D. Tổng hợp cả 3 ý trên.

Chọn đáp án : D

Câu 2 : Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nào luôn giữ vai trò chủ đạo?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Chọn đáp án : D

Câu 3 : “Có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ” là dấu hiệu nhận biết của phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Đoạn văn nghị luận sau đây kết hợp phương thức biểu đạt nào?

“Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.”

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm.

B. Nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả.

C. Nghị luận kết hợp thuyết minh.

D. Nghị luận kết hợp miêu tả.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận là gì?

A. Làm cho bài văn nghị dài hơn.

B. Làm cho bài văn nghị ngắn hơn.

C. Làm cho bài văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục, hấp dẫn từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.

D. Cả 3 đáp án trên

Chọn đáp án : C

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác