Trắc nghiệm bài Luật thơ (Tiếp theo) (có đáp án)

Câu 1 : Dòng nào dưới đây có thể điền vào chỗ trống trong câu sau để được một nhận định đúng?

(….) không có luật nhất định, có thể có vần hoặc không có vần, có nhịp hoặc không có nhịp, dòng thơ ngắn dài không đều nhau.

A. Thơ tự do

B. Thơ văn xuôi

C. Thơ hát nói

D. Thơ song thất lục bát

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Bài ca dao là biến thể của thể thơ nào?

“Có thương nhau thì thương nhau cho trắc

Bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn

Đừng như con thỏ đứng đầu truông

Khi vui giỡn bóng khi buồn giỡn trăng”.

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Hát nói

D. Thất ngôn đường luật

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Trong buổi chơi xuân, bên mộ Đạm Tiên. Thúy Kiều “Rút trâm sẵn giắt mái đầu – Vạch da cây, vịnh bốn câu ba vần.” (Nguyễn Du , Truyện Kiều). Đó là thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Ngũ ngôn bát cú

D. Song thất lục bát

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Dòng nào sau đây nêu đúng về cách ngắt nhịp của hai câu thơ sau của Tố Hữu?

“Bốn nghìn năm bước trường chinh

Vẫn ung dung cuộc hành trình hôm nay.”

A. 2/2/2 và 2/2/2/2

B. 3/3 và 3/3/2

C. 4/2 và 4/4

D. 3/3 và 2/2/2/2

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Nhận xét nào sau đây nêu đúng nhất hiệu quả của nghệ thuật đối trong hai câu thơ sau của Tú Xương?

“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.”

A. Khắc họa hình ảnh trang trọng của hai nhân vật quan sứ và mụ đầm.

B. Khắc họa đậm nét quang cảnh đông vui của trường thi.

C. Thể hiện không khí trang trọng của trường thi.

D. Thể hiện thái độ mỉa mai coi thường sự uy nghi của quan sứ.

Chọn đáp án : D

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học