Trắc nghiệm bài Thương vợ - Trần Tế Xương (có đáp án)
A. Vài nét về Trần Tế Xương
Câu 1 : Địa danh nào sau đây là quê hương của Trần Tế Xương
A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
B. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Tú Xương quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
Chọn đáp án : C
Câu 2 : Năm sinh, năm mất của nhà thơ Tú Xương là:
A. 1870 – 1907
B. 1724 – 1791
C. 1835 – 1909
D. 1778 – 1858
Trần Tú Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương
Chọn đáp án : A
Câu 3 : Đáp án nào dưới đây đúng về cuộc đời Tú Xương?
A. Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái
B. Ngắn ngủi, nhiều gian truân
C. Dạy học và sống thanh bach ở quê nhà
D. Tất cả các đáp án trên
Cuộc đời: ngắn ngủi, nhiều gian truân
Chọn đáp án : B
Câu 4 : Điểm khác biệt giữa Tú Xương và các nhà thơ khác thời phong kiến là gì?
A. Trần Tế Xương dành hẳn một đề tài viết về người vợ đang sống của mình, bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối.
B. Ngắn ngủi, nhiều gian truânTrần Tế Xương sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, ngoài ra còn phú, văn tế, câu đối.
C. Trần Tế Xương sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát.
D. Trần Tế Xương sáng tác thơ gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình.
Thời xa xưa viết về người vợ đã ít, viết về khi đang còn sống càng hiếm hoi hơn. Thơ Tú Xương lại khác. Ông dành hẳn đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối.
Chọn đáp án : A
Câu 5 : Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu là:
A. Thơ chữ Hán
B. Thơ chữ Nôm
C. Phú, văn tế, câu đối
D. Thơ trào phúng
Tác phẩm chính : với khoảng 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm.
Chọn đáp án : B
Câu 6 : Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu tập trung vào hai phương diện nào sau đây:
A. Phê phán – tố cáo
B. Ngợi ca – đả kích
C. Trữ tình – trào phúng
D. Gia đình – xã hội
Thơ của Tú Xương có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình là gốc.
Chọn đáp án : C
Câu 7 : Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ Tú Xương châm biếm những đối tượng nào trong xã hội?
A. đả kích bọn thực dân phong kiến
B. đả kích bọn quan lại làm tay sai cho giặc
C. đả kích bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
E. Tất cả các đáp án trên đều sai
Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
Chọn đáp án : D
Câu 8 : Nhận định nào sau đây đúng về nguồn gốc sâu xa trong các sáng tác của Trần Tế Xương?
A. Bắt nguồn từ sự bất mãn do nhiều lần thi hỏng
B. Bắt nguồn từ gia cảnh nghèo khó, khốn khổ
C. Bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với nước, với dân, với đời.
D. Bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên
Thơ Tú Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.
Chọn đáp án : C
Câu 9 : Nhận định nào sau đây đúng về Tú Xương?
A. Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa.
B. Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.
C. Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang trong thi cử.
D. Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân.
Tú Xương là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò bó mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân. Tuy chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của công đã trở thành bất tử.
Chọn đáp án : D
Câu 10 : Nhận định sau đây về thơ Tú Xương đúng hay sai? “Nói đến tài làm thơ của Tú Xương, nhiều người đã đặc biệt chú ý đến sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình là gốc. Với Tú Xương, vẫn chưa thấy chắc chắn có bài thơ chữ Hán nào, chỉ thấy thơ Nôm viết bằng các thể loại cổ điển: thơ luật Đường - thất ngôn bát cú, tứ tuyệt; phú; văn tế; câu đối; hát nói; lục bát. Ở thể loại nào Tú Xương cũng tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy.”
A. Đúng
B. Sai
Sự nghiệp thơ ca của Tú Xương đã trở thành bất tử. Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, bát cú) và một số bài văn tế, phú, câu đối…
Chọn đáp án : A
B. Tìm hiểu chung về Thương vợ
Câu 1 : Bài thơ Thương vợ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Thất ngôn trường thiên
D. Lục bát
Thương vợ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú
Chọn đáp án : B
Câu 2 : Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau thành bài thơ Thương vợ hoàn chỉnh.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
LCha mẹ thói đời ăn ở bạc,/ Có chồng hờ hững cũng như không.
LQuanh năm buôn bán ở mom sông,/ Nuôi đủ năm con với một chồng.
LMột duyên hai nợ âu đành phận,/ Năm nắng mười mưa dám quản công
Bài thơ Thương vợ :
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Câu 3 : Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu luận
D. Hai câu kết
1. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.
2. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
3. Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.
4. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công.
-Hai câu đề:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
- Hai câu luận:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
- Hai câu thực:
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
- Hai câu kết:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Câu 4 : Nội dung chính của hai câu thơ sau là: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
A. Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú
B. Nỗi lòng của Tú Xương
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Nội dung chính: Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú
Chọn đáp án : A
Câu 5 : Nội dung chính của hai câu thơ dưới đây là: "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không"
A. Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú
B. Nỗi lòng của Tú Xương
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Hai câu thơ cuối: Nỗi lòng của tác giả
Chọn đáp án : B
Câu 6 : Thương vợ thuộc mảng thơ:
A. Trào phúng
B. Phê phán
C. Trữ tình
D. Tả thực
Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Tế Xương.
Chọn đáp án : C
Câu 7 : Đáp án nào không phải là giá trị nội dung bài thơ Thương vợ của Tú Xương
A. Thương vợ là bài thơ tâm sự của nhà thơ
B. Thương vợ là một bài thơ thế sự
C. Thương vợ là bài thơ chan chứa niềm yêu thương nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo
D. Trong Thương vợ, Tú Xương nói lên sự vô tích sự của mình và đề cao người vợ “chịu thương chịu khó”
E. Sự bất lực của Tú Xương trước hoàn cảnh đất nước bị xâm lược
Thương vợ là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời nó cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chan chứa tình yêu thương nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo của mình. Tú Xương tự trách bản thân mình.
Câu 8 : Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Thương vợ là:
A. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm
B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.
C. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm
D. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể vừa khái quát sâu sắc
E. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Thương vợ
- Ngôn ngữ thơ bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa).
- Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.
Chọn đáp án : E
Câu 9 : Nhận định sau đây về bài thơ Thương vợ đúng hay sai?
“Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.”
A. Đúng
B. Sai
Đây là nhận định đúng. Người đọc cảm nhận được hình ảnh bà Tú với tình cảm yêu thương, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ.
Chọn đáp án : A
C. Phân tích bài thơ Thương vợ
Câu 1 : Công việc của bà Tú là:
A. Buôn bán
B. Dệt vải
C. Làm ruộng
D. Đánh cá
Công việc: buôn bán
Chọn đáp án : A
Câu 2 : Bà Tú phải làm việc trong những khoảng thời gian nào?
A. Theo ngày
B. Theo tháng
C. Theo mùa
D. Quanh năm
Thời gian: quanh năm, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, không có một ngày được nghỉ ngơi
Chọn đáp án : D
Câu 3 : Địa điểm bà Tú thường buôn bán là:
A. Trên thuyền
B. Chợ
C. Mom sông
D. Cổng làng
Địa điểm: mom sông (phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập, mua bán). Hai chữ “mom sông” gợi tả cuộc đời nhiều mưa nắng, một cuộc đời lắm cơ cực, phải vật lộn để kiếm sống.
Chọn đáp án : C
Câu 4 : Câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng” thể hiện:
A. Gánh nặng gia đình đang đè nặng lên vai người vợ, người mẹ
B. Ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn, đông con, người chồng đang phải để vợ nuôi
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Nuôi đủ năm con với một chồng”
- Gánh nặng gia đình đang đè nặng lên vai người vợ, người mẹ
- Ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn, đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”.
Chọn đáp án : C
Câu 5 : Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên điều gì?
A. Tình cảm của tác giả gắn với quê hương, ruộng đồng
B. Sự vất vả, lận đận của mình
C. Những người nông dân nghèo khổ
D. Gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ
Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: thân cò lầm lũi gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.
Chọn đáp án : D
Câu 6 : Biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào được sử dụng trong hai câu thực?
A. Ẩn dụ
B. Đảo ngữ
C. Phép đối
D. Tất cả các đáp án trên
Nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thực:
- Ẩn dụ (thân cò là ẩn dụ cho bà Tú)
- Đảo ngữ (các từ láy “lận đận”, “eo sèo” được đảo lên đầu câu)
- Phép đối ( khi quãng vắng/ buổi đò đông)
Chọn đáp án : D
Câu 7 : Từ “nợ” trong tác phẩm được hiểu là:
A. Quan hệ vợ chồng do trời định sẵn
B. Gánh nặng phải chịu.
C. Kì kèo, kêu ca phàn nàn một cách khó chịu
D. Thôi dành do phận
“Nợ” : ở đây có nghĩa là gánh nặng phải chịu. Người xưa cho rằng vợ chồng lấy nhau tốt đẹp là duyên, trái lại thì là nợ.
Chọn đáp án : B
Câu 8 : Hai câu luận trong Thương vợ đã sử dụng sáng tạo:
A. Thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”
B. Tục ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”
C. Ca dao “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”
D. Danh ngôn “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”
Tú Xương đã vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt.
Chọn đáp án : A
Câu 9 : Ý nghĩa lời “chửi” ở hai câu thơ cuối là gì?
A. Bà Tú trách “ có chồng cũng như không”
B. Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình.
C. “Chửi” thói đời, tư tưởng trọng nam khinh nữ xã hội xưa
D. Đáp án B và C
E. Tất cả các đáp án A, B, C
Ý nghĩa của tiếng chửi: Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình.
Chọn đáp án : E
Câu 10 : Nhận định sau đây về hai câu đề bài thơ Thương vợ đúng hay sai? “Chồng cũng là một đứa con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”.
A. Đúng
B. Sai
Lời bình trên là của nhà thơ Xuân Diệu. Cách đếm con, đếm chồng ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn. Ông Tú đã đặt mình ngang hàng với các con, vì mình vẫn phải “ăn lương vợ”.
Chọn đáp án : A
Câu 11 : Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?
A. Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
B. Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
C. Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
D. Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.
Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có nội dung gần với câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.
Chọn đáp án : B
Câu 12 : Lời “chửi” ở hai câu thơ cuối là lời của ai?
A. Bà Tú
B. Con bà Tú
C. Ông Tú
D. Tất cả đều đúng
Lời “chửi” hai câu thơ cuối thực chất là lời của Tú Xương, tác giả tự trách mình, tự phê bình mình.
Chọn đáp án : C
Bài giảng: Thương vợ - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm bài Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến
- Trắc nghiệm bài Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương
- Trắc nghiệm bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
- Trắc nghiệm bài Bài ca ngất ngưởng
- Trắc nghiệm bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều