Trắc nghiệm bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản (có đáp án)

Câu 1 : Câu nào là câu bị động trong các câu sau đây?

A. Cơm đã bị thiu

B. Nó bị chó cắn

C. Nó bị thôi học

D. Nó bị đạn lạc

Chọn đáp án : B

Câu 2 : Câu nào sau đây không có khởi ngữ?

A. Gã tình nhân vô liêm sỉ ấy, Từ đã yêu hắn bằng cả tấm lòng. (Nam Cao)

B. Còn mạ thằng Chiến, mụ chạy qua ben xóm Thượng coi thử mấy đứa kia đã về chưa. (Bùi Hiển)

C. Nhưng mà chính anh ta thì, thật tình, anh chẳng biết mình là người ngu. (Vũ Trọng Phụng)

D. Đã trông thấy tôi, tất chúng phải bắt cho kì được. (Tô Hoài)

Chọn đáp án : D

Câu 3 : Kiểu câu có khởi ngữ trong đoạn trích sau đây có tác dụng gì?

“Hợp tác này chỉ có mình đội em lên huyện nhận giống về. Các đội khác họ ngại nhận về rồi nuôi không được, phí công, phí của.”

A. Tạo liên kết ý với câu đi trước.

B. Làm tăng tính biểu cảm của câu.

C. Làm nổi rõ phong cách của nhà văn.

D. Không có tác dụng gì cả.

Chọn đáp án : A

Câu 4 : Cụm “Thấy thị hỏi” trong đoạn trích sau có cấu tạo như thế nào: “Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã.

Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa”.

A. Cụm danh từ

B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ

D. Tính từ

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Khởi ngữ đoạn sau nằm ở vị trí nào: “Tôi mong đồng bào ai cũng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.”

A. Đầu câu

B. Giữa câu

C. Cuối câu

D. Không có khởi ngữ

Chọn đáp án : A

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học