Soạn bài Ôn tập phần văn học (học kì 2) siêu ngắn

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Phân biệt sự khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại Việt Nam:

Các bình diện Thơ trung đại Việt Nam Thơ mới Việt Nam
Nội dung cảm hứng Thời đại chữ ta nặng tính cộng đồng, xã hội, xem nhẹ tính cá nhân Thời đại chữ tôi, coi trọng cá nhân, tách biệt với cộng đồng, xã hội
Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống Cảm nhận bằng con mắt già cỗi, công thức, ước lệ, khuôn sáo Cảm nhận bằng cặp mắt trẻ trung, xanh non, yêu đời
Cảm hứng chủ đạo Cảm hứng phò vua giúp nước, tỏ lòng, lúc sục sôi, lúc buồn rầu, bất đắc chí. Nỗi buồn, tuyệt vọng của cái tôi - cá nhân trước hiện thực đau thương vì mất độc lập chủ quyền của nước nhà
Hình thức nghệ thuật

- Chứ Hán, chữ Nôm

- Thể thơ truyền thống: Đường luật, cổ phong, lục bát, song thất lục bát.

- Niêm luật chặt chẽ, diễn đạt ước lệ, nhiều điển tích điển cố.

- Tính qui phạm nghiêm ngặt

- Chữ quốc ngữ.

- Thể thơ kết hợp truyền thống và hiện đại

- Luật lệ đơn giản, diễn đạt phóng khoáng, tự do, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày.

- Phá bỏ tính qui phạm.

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà):
Lưu biệt khi xuất dương Hầu trời
Nội dung - Lí tưởng của trang nam nhi chủ động xoay chuyển trời đất, có lí tưởng sống tiến bộ. Không phụ thuộc vào hoàn cảnh cuộc sống. Thể hiện bản ngã cái tôi cá nhân - một cái tôi phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.
Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn Phan Bội Châu.

- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ...

Thể thơ thất ngôn trường thiên tự do, giọng điệu tự nhiên, ngôn ngữ chọn lọc, cảm xúc bộc lộ tự nhiên, phóng khoáng.
Tính giao thời

- Cũ: Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật; hình ảnh ước lệ...

- Mới: chất lãng mạn hào hùng toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu. Phê phán lối học khoa cử của Nho Giáo mạnh mẽ, tư tưởng đổi mới của nhà Nho phong kiến.

- Cũ: Thể thơ thất ngôn trường thiên tự do nhưng vẫn mang dấu ấn văn học trung đại.

- Mới: Chữ Quốc ngữ, cảm xúc bộc lộ tự nhiên, phóng khoáng. Cái tôi buồn chán, thoát li.

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Quá trình hiện đại hóa của thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện khá rõ qua các bài thơ như “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu, “Hầu trời” của Tản Đà, “Vội vàng” của Xuân Diệu.
Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920) Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến 1930) Giai đoạn thứ 3 (từ khoảng 1930 đến 1945)

- Thi pháp trung đại, tư tưởng đổi mới.

- Thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu với tác phẩm Xuất dương lưu biệt. Quan điểm mới về “chí làm trai” nhưng vẫn mang dấu ấn của văn học truyền thống (viết bằng chữ Hán, thể thơ thất ngôn bát cú đường luật).

- Văn học giai đoạn này đã đổi mới, ngôn ngữ có tính hiện đại, cái tôi ngông của nhà nho chán đời, tài tử muốn thoát li lên hầu trời nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại.

- Ví dụ: Hầu trời của Tản Đà.

→ Bài thơ có thể xem như là gạch nối giữa hai thời đại văn học dân tộc.

- Nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa trên mọi thể loại.

    + Sử dụng thi pháp, ngôn ngữ hiện đại.

    + Thể hiện tiếng nói của cái tôi ham sống, khao khát với đời, quan niệm mới mẻ về lẽ sống.

    + “Cái tôi” cá nhân, buồn bơ vơ trước cuộc đời.

-Ví dụ: Vội vàng – Xuân Diệu.

Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tác phẩm Nội dung cơ bản Đặc sắc nghệ thuật
Vội vàng (Xuân Diệu) Bài thơ thể hiện rõ ý thức cá nhân “cái tôi” đồng thời là lời giục giã mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Thể thơ tự do, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
Tràng giang (Huy Cận) Bài thơ thấm đẫm nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín thiết tha. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại. Thể thơ thất ngôn với ngôn ngữ giản dị, trong sáng. Giọng điệu gần gũi,thân thuộc.
Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) Tình cảm thiết tha với đời, với người, với thiên nhiên. Nỗi buồn bâng khuâng với bao uẩn khúc trong lòng. Kết hợp hài hòa giữa tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức gợi liên tưởng.
Tương tư (Nguyễn Bính) Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương da diết về một tình yêu đơn phương của chàng trai. Lối ví von, so sánh mộc mạc, ngôn ngữ giản dị, mang phong vị dân gian.
Chiều xuân (Anh Thơ) Bài thơ là một bức tranh mùa xuân yên ả vào buổi chiều nơi đồng quê miền Bắc – tiêu biểu cho cảnh xuân nơi đồng quê của miền Bắc nước ta. Bài thơ với bút pháp tả cảnh, kết hợp với việc sử dụng từ láy.

Câu 5 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Chiều tối (Hồ Chí Minh) Lai tân (Hồ Chí Minh) Từ ấy (Tố Hữu) Nhớ đồng (Tố Hữu)
Nội dung Tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trước cảnh thái bình giả tạo đang diễn ra dưới chế độ Tưởng Giới Thạch Lời tâm nguyện chân thành, tha thiết của người thanh niên tiểu tư sản yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng Nỗi lòng tha thiết của người chiến sĩ cách mạng muốn được vượt thoát khỏi nhà tù và nỗi nhớ thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước.
Nghệ thuật Bài thơ tứ tuyệt vừa cổ điển vừa hiện đại bài thơ thất ngôn tứ tuyệt dùng từ, sử dụng hình ảnh đối lập làm nổi bật Hình ảnh thơ tươi sáng, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu Hình ảnh thân thuộc, gần gũi, thể thơ bảy chữ tự do

Câu 6 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Cái hay, cái đẹp, cái hấp dẫn của bài Tôi yêu em (Puskin):
Nội dung Nghệ thuật

- Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu - skin. Bài thơ cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của Pu - skin.

- Bài thơ thể hiện những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời lẽ giản dị, trong sáng nhất. Mặc dù bài thơ thấm đượm nỗi buồn của một mối tình vô vọng nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

- Từ ngữ điêu luyện, ngôn từ giản dị. trong sáng.

- Bài thơ giàu cảm xúc lắng đọng, suy tư.

- Điệp khúc “Tôi yêu em” là cảm xúc chủ đạo của bài thơ kết hợp với cách ngắt nhịp linh hoạt, sáng tạo.

Câu 7 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao:
Chân dung Tính cách

- Bộ mặt: giấu trong cổ áo bành tô bẻ cao, mắt đeo kính râm.

- Trang phục: luôn mặc áo màu đen, đi giầy cao su, đội ô, mặc áo bông chần, đeo kính râm.

- Đồ dùng: cái ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì... đều được để trong bao.

⇒ Chân dung kì quái, lập dị, méo mó về cách sống.

- Nhút nhát, ngại giao tiếp “thu mình vào trong vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn mình khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài”.

- Ý nghĩ cũng giấu vào trong bao, không bao giờ dám có ý kiến về một vấn đề nào.

- Trốn tránh hiện tại, ca ngợi quá khứ - ngợi ca tiếng Hi Lạp cổ.

- Hành xử: Đến thăm nhà đồng nghiệp, kéo ghế ngồi chẳng nói gì, một tiếng sau ra về.

- Bảo thủ, giáo điều, sùng bái cấp trên và những chỉ thị thông tư một cách máy móc, rập khuôn.

- Luôn cô độc, lo lắng sợ hãi.

    + Ở nhà luôn đóng cửa, cài then, buồng ngủ chật như một cái hộp, khi ngủ kéo chăn trùm đầu kín mít.

    + Câu nói cửa miệng: “nhỡ lại xảy ra chuyện gì”.

⇒ Bê - li - cốp đại diện cho những chỉ thị, thông tư, điển hình cho một kiếp người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.

Câu 8 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Hình tượng nhân vật Giăng Van- giăng:
Tính cách Giăng Van - giăng con người đối lập với cái ác Giăng Van - giăng qua sự miêu tả gián tiếp
Giọng nói Hành động

- Muốn cứu người bị bắt oan, Giăng Van - giăng tự thú.

- Sẵn sàng bị bắt.

- Cố gắng kéo dài thời gian để tìm con cho Phăng- tin

    + Với Gia-ve: tế nhị, nhẹ nhàng nhưng đầy uy quyền.

    + Với Phăng - tin: nhã nhặn, điềm tĩnh, quan tâm.

    + Đối với Gia - ve: biết rõ mục đích của Gia - ve → cúi đầu cầu xin → tức giận, cầm lấy thanh sắt trừng trừng nhìn Gia - ve.

    + Đối với Phăng - tin: quan tâm, ân cần, lo lắng.

- Lời cầu cứu của Phăng - tin.

- Cảnh bà xơ Xem - pli - xơ chứng kiến cái chết của Phăng – tin: “lúc Giăng Van - giăng thì thầm bên tai Phăng - tin bà trông thất rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”.

⇒ Mục đích: Giăng Van - giăng cố gắng giữ bí mật chuyện chưa tìm được Cô - dét cho Phăng - tin, lo lắng Phăng - tin bị sốc nếu biết tin.

⇒ Giăng Van - giăng có sức mạnh của một đấng cứu thế, cứu rỗi những con người khốn khổ.

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 11 ngắn gọn, hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học