Câu hỏi trắc nghiệm Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (có đáp án)
VietJack giới thiệu 14 câu hỏi trắc nghiệm Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.
Câu 1: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 2: Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng gồm những gì?
A. Các âm ( Nguyên âm, phụ âm ). Ví dụ: a, e, I, o, b, h, t…
B. Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).
C. Các tiếng (âm tiết). Ví dụ: chạy, đi, cây, con, xe…
D. Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ: thuận buồm xuôi gió, ăn vóc học hay…
E. Tất cả các ý trên
Chọn đáp án: E
Câu 3: Tính chung của ngôn ngữ được thể hiện như thế nào?
A. Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu,...)
B. Các tiếng (tức các âm tiết)
C. Các từ
D. Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)
E. Tất cả các đáp án trên
Chọn đáp án: E
Câu 4: Dòng nào sau đây đúng về lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân
A. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) của mỗi cá nhân vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.
B. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) của mỗi cá nhân được tạo nên từ chính bản thân người đó, do kinh nghiệm sống đúc kết mà có được.
C. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định chung, không được phép sáng tạo
Chọn đáp án: A
Câu 5: Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ qua mấy phương diện?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Chọn đáp án: A
Câu 6: Phương thức chuyển nghĩa từ: chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh là một biểu hiện về tính chung của ngôn ngữ, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 7: Cách hiểu nào đúng về vốn từ ngữ cá nhân?
A. Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện: lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống,...
B. Vốn từ ngữ cá nhân chỉ phụ thuộc vào nhận thức của bản thân người nói.
C. Vốn từ ngữ cá nhân giúp nhận ra người quen ngay cả khi không nhìn thấy hay tiếp xúc trực tiếp với người đó
Chọn đáp án: A
Câu 8: Cá nhân có thể tạo ra những từ ngữ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 9: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Người ta học tiếng mẹ đẻ chủ yếu qua....”
A. Các phương tiện truyền thông đại chúng
B. sách vở ở nhà trường
C. các bài ca dao, dân ca, những câu thành ngữ, tục ngữ
D. giao tiếp hàng ngày trong gia đình và xã hội
Chọn đáp án: D
Câu 10: Các nhà văn, nhà thơ thường phải lao động vất vả trong việc lựa chọn từ ngữ, đặt câu là do:
A. Họ muốn để lại dấu ấn cá nhân trong việc vận dụng ngôn ngữ chung
B. Nếu không lựa chọn từ ngữ chính xác thì có thể dẫn đến sự hiểu nhầm
C. Các nhà văn muốn tiếng Việt mỗi ngày có thêm nhiều từ ngữ khác lạ
D. Nhà văn bao giờ cũng có cách viết khác hẳn những người bình thường
Chọn đáp án: A
Câu 11 : Nói đến lời nói cá nhân là nói đến:
A. Sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trong những tình huống cụ thể.
B. Những sáng tạo ngôn ngữ độc đáo của từng người nhằm đóng góp cho vốn ngôn ngữ chung của xã hội.
C. Cách phát âm riêng biệt của từng người, khó lòng có hai người phát âm hoàn toàn giống nhau.
D. Cách dùng từ riêng biệt của từng người trong giao tiếp hằng ngày với gia đình và xã hội.
Chọn đáp án : A
Câu 12: Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung được thể hiện như thế nào?
A. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu,...
B. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những một số quy tắc và phương thức chung
C. Khi nói, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài..) nhưng buộc phải tuân theo những quy tắc và phương thức chung
Chọn đáp án : A
Câu 13: Phong cách ngôn ngữ nào biểu hiện cho lời nói cá nhân?
A. Phong cách ngôn ngữ cá nhân
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
C. Phong cách ngôn ngữ hành chính
D. Phong cách ngôn ngữ khoa học
Chọn đáp án: A
Câu 14: Trong câu thơ sau, từ "thôi" được sử dụng với nghĩa nào?
“Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”
A. Sự mất mát, sự đau đớn
B. Sự chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó
C. Sự thúc giục một hành động nào đó
D. Sự mê hoặc một sự vật, hiện tượng nào đó
Chọn đáp án: A
Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm bài Tự tình
- Trắc nghiệm bài Câu cá mùa thu (Thu điếu)
- Trắc nghiệm bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm bài Thao tác lập luận phân tích
- Trắc nghiệm bài Thương vợ - Trần Tế Xương
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều