Câu hỏi trắc nghiệm bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (có đáp án)

VietJack giới thiệu 10 câu hỏi trắc nghiệm bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Câu 1:  Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không?

A. Có

B. Không

Đáp án cần chọn: B

Câu 2:  Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân và cho biết đoạn trích viết về vấn đề gì? 

A. Ảnh hưởng của Pháp đối với các nhà thơ mới.

B. Ảnh hưởng của Mĩ đối với các nhà thơ mới.

C. Ảnh hưởng của Pháp đối với các nhà thơ trung đại.

D. Ảnh hưởng của Mĩ đối với các nhà thơ trung đại.

Đáp án cần chọn: A

Câu 3:  Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK, Ngữ văn 11, tập 2) trong “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân và cho biết thao tác lập luận nào là chủ yếu? 

A. Phân tích

B. So sánh

C. Bác bỏ

D. Bình luận

Đáp án cần chọn: A

Câu 4:  Sau khi làm xong một bài văn có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thì không nhất thiết phải kiểm tra lại xem có sai lệch gì không bởi sẽ mất thời gian. Điều này đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án cần chọn: B

Câu 5:  Khi viết bài văn bàn luận về vấn đề bạo lực học đường, không cần có ý nào trong các ý sau? 

A. Khái niệm

B. Biểu hiện

C. Tác dụng

D. Nguyên nhân

E. Hậu quả

Đáp án cần chọn: C

Câu 6:  Đoạn trích sau sử dụng những thao tác lập luận nào?

“Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa”.

A. Phân tích, so sánh

B. Bình luận

C. Chứng minh

D. Giải thích

Đáp án cần chọn: A

Câu 7:  Có ý kiến cho rằng trong bài văn nghị luận chỉ sử dụng duy nhất một thao tác lập luận. Điều này đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án cần chọn: B

Câu 8:  Khi nói về vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương, thao tác so sánh được dung để chỉ ra tương đồng giữa vẻ đẹp của bà Tú với những những hình tượng phụ nữ khác trong ca dao, trong thơ Hồ Xuân Hương đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án cần chọn: A

Câu 9:  Để làm sáng tỏ vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương cần phải có những luận điểm nào?

A. Giới thiệu nhà thơ Tú Xương, bài thơ Thương vợ và hình tượng bà Tú.

B. Những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú.

C. Nghệ thuật xây dựng hình tượng bà Tú.

D. Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng bà Tú và liên hệ, bày tỏ cảm nghĩ của bản thân.

Đáp án cần chọn: D

Câu 10:  Chỉ ra lỗi sai về logic trong lập luận sau: "Những người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ đều phải học ngoại ngữ. Tôi không phải là người phiên dịch, cũng không phải là giáo viên ngoại ngữ nên tôi không học ngoại ngữ."

A. Sai vì đối tượng cần học ngoại ngữ không chỉ là người phiên dịch hay giáo viên ngoại ngữ mà còn rộng hơn rất nhiều.

B. Sai vì mục đích câu nói không hướng đến người phiên dịch hay giáo viên ngoại ngữ.

C. Sai vì người nói không bác bỏ được luận điểm đã nêu ban đầu.

Đáp án cần chọn: A

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học