Câu hỏi trắc nghiệm bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh (có đáp án)

VietJack giới thiệu 5 câu hỏi trắc nghiệm bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Câu 1: Sự khác nhau trong ngôn ngữ thơ ở 2 bài thơ “Tự tình” và “Chiều hôm nhớ nhà” tạo nên sự khác nhau về phong cách của 2 nhà thơ, đúng hay sai? 

A. Đúng

B. Sai

Đáp án cần chọn: A

Câu 2: Thể thơ của bài “Tự tình” của Hồ Xuân Hương và “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan là: 

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Lục bát 

D. Song thất lục bát

Đáp án cần chọn: B

Câu 3: Nhận xét sau về câu: “Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả” đúng hay sai?

“ Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là những hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau: Ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy. Cùng với thời gian tích luỹ kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và rồi sẽ thành công. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án cần chọn: A

Câu 4: Trong câu: “Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả”. “Mùa xuân”, “Mùa thu” là hình ảnh:

A.   Hoán dụ

B.   Ẩn dụ

C.   Nhân hóa

D.   Đối lập

Đáp án cần chọn: B

Câu 5: Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ sau có điểm gì giống nhau?

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?

(Hạ Tri Chương - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,

Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai

Nền nhà nay dựng cơ quan mới

Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.

(Chế Lan Viên - Trở lại An Nhơn)

A. Ngậm ngùi, tiếc nuối, man mác buồn. 

B. Vui vẻ.

C. Hào hứng.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án cần chọn: A

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học