Câu hỏi trắc nghiệm bài Hầu trời (có đáp án)

VietJack giới thiệu 15 câu hỏi trắc nghiệm bài Hầu trời môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Câu 1: Thi sĩ Tản Đà đã vẽ một bức tranh chân thực và cảm động về cuộc đời cơ cực, tủi hổ của mình, cũng là của bao nhiêu người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân phong kiến trong bài thơ Hầu trời.

Chi tiết nào không có trong bức tranh ấy?

A. Sống không có nhà cửa cho đàng hoàng.

B. Làm chẳng đủ ăn.

C. Bên ngoài o ép đủ điều.

D. Chết chẳng có quan tài cho tươm tất.

Đáp án cần chọn: D

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây về cái "ngông" của Tản Đà về sau đã trở thành một biệt danh quen thuộc của ông?

A. Tự cho văn mình hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.

B. Nhận mình là người nhà Trời, xuống hạ giới thực hành "thiên lương".

C. Không thấy ai đáng coi là bạn tri âm của mình, ngoài Trời và chư tiên.

D. Xem mình là một "trích tiên" bị "đày xuống hạ giới vì tội ngông".

Đáp án cần chọn: D

Câu 3: Câu thơ nào trong bài thơ Hầu trời thể hiện rõ nhất giọng ngông ngạo, tự đắc của nhà thơ Tản Đà khi đọc thơ cho Trời nghe?

A. "Chè Trời nhấp giọng càng tốt hơi".

B. Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê ông.

C. "Đương cơn đắc ý đọc đã thích".

D. "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay".

Đáp án cần chọn: B

Câu 4: Bút danh Tản Đà được tạo ra theo cách nào?

A. Ghép tên làng với tên thôn ở quê ông.

B. Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê ông.

C. Ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông.

D. Ghép tên một thắng cảnh với tên một thắng cảnh khác ở quê ông.

Đáp án cần chọn: B

Câu 5: Văn Tản Đà tuy rất tiêu biểu cho đặc điểm văn chương buổi giao thời, nhưng vẫn mang đậm đặc điểm văn chương truyền thống. Chất truyền thống lộ rõ ở đặc điểm nào trong những đặc điểm sau?

A. lắm lối.

B. giàu.

C. chuốt, hùng, êm, tinh.

D. dài.

Đáp án cần chọn: C

Câu 6: Trong bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà, thái độ của trời khi nghe tác giả đọc thơ như thế nào?

A. Lè lưỡi.

B. Chau mày.

C. Lấy làm hay

D. Lắng tai đứng.

Đáp án cần chọn: C

Câu 7: Dòng nào không kể đúng về cái đêm nhà thơ Tản Đà không ngủ được trong bài thơ Hầu trời?

A. Ngâm văn chán lại ra sân chơi trăng.

B. Nằm vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.

C. Không ngủ được nên ngồi dậy rót rượu uống.

D. Uống rồi lại nằm ngâm văn.

Đáp án cần chọn: C

Câu 8: Ý nào sau đây chưa chính xác khi nói về Tản Đà?

A. Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời khi Hán học đã tàn mà Tây học vừa mới bắt đầu.

B. Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi ông nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn văn học

C. Thơ văn ông được xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: Trung đại và Hiện đại.

D. Ông sáng tác thơ văn chủ yếu bằng chữ Hán.

Đáp án cần chọn: D

Câu 9: Nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ "Hầu trời" là:

A. Thể thơ thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.

B. Ngôn từ hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.

C. Cách biểu hiện cảm xúc tự do, phóng túng, bình dân.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án cần chọn: D

Câu 10: Bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà được viết bằng:

A. chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.

B. chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.

C. chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.

D. chữ quốc ngữ, thể thất ngôn trường thiên.

Đáp án cần chọn: D

Câu 11: Dòng nào sau đây không thể hiện cái ngông của Tản Đà trong bài “Hầu trời”?

A. Xem mình bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.

B. Không thấy ai tri âm với mình ngoài trời và tiên.

C. Tự cho mình văn hay khiến trời phải khen thưởng

D. Ý thức về tài năng và chí làm trai trong trời đất.

Đáp án cần chọn: D

Câu 12: Trong bài thơ “Hầu trời”, nhà thơ Tản Đà được mời lên Thiên đình để làm gì?

A. Phụ trách chợ văn trên Thiên đình.

B. Đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

C. Chịu phạt vì tội đọc thơ giữa đêm khuya làm Trời mất ngủ.

D. Dạy cho Trời và chư tiên làm thơ.

Đáp án cần chọn: B

Câu 13: Từ phía người đọc, bút danh Tản Đà trước hết và chủ yếu muốn gợi liên tưởng đến điều gì trong tâm hồn, tính cách nhà thơ?

A. Tính cách "ngông" và xu hướng thoát li thực tại.

B. Tình yêu quê hương, đất nước.

C. Tính cách lãng mạn, phóng túng.

D. Niềm khao khát tự do, lòng trân trọng cái đẹp của tạo hóa.

Đáp án cần chọn: B

Câu 14: Qua câu chuyện "Hầu Trời" được Tản Đà hư cấu, kể lại bằng thơ, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?

A. Nói chí một cách trịnh trọng.

B. Tỏ bày cảm xúc một cách lâm li, thống thiết.

C. Giãi bày cảm xúc một cách phóng khoáng.

D. Tỏ lòng một cách trang nghiêm.

Đáp án cần chọn: C

Câu 15: Nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ Hầu trời là:

A. Thể thơ thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.

B. Ngôn từ hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.

C. Cách biểu hiện cảm xúc tự do, phóng túng,  bình dân

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án cần chọn: D

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học