Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí (sách mới - siêu ngắn)

Tổng hợp soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí chương trình sách mới lớp 11 siêu ngắn. Mời các bạn đón đọc:

Độc Tiểu Thanh kí - lớp 11 Kết nối tri thức

Độc “Tiểu thanh kí” - lớp 11 Chân trời sáng tạo

Đọc Tiểu Thanh kí - lớp 11 Cánh diều




Lưu trữ: Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí (sách Văn 10 cũ)

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Nguyễn Du đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh vì:

- Vì thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc.

- Từ bi kịch của Tiểu Thanh, nhà thơ suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật.

- Vì ý không biết có ai hiểu, đồng cảm với mình như sự thấu hiểu của mình đối với Tiểu Thanh.

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa là: mối hận của người xưa (như Tiểu Thanh) và người đương thời những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, những người có tài năng thơ phú.

- Nỗi hận ở đây là: ông trời luôn bất công với những người tài sắc.

   + Sự bất công ấy không chỉ riêng đối với người phụ nữ tài hoa bạc mệnh như nàng Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của bao người.

   + Nỗi hận ấy hàng trăm năm nay không có gì thay đổi.

- Tác giả không thể hỏi trời được vì: nó như một câu hỏi lớn không lời đáp cứ treo lơ lửng giữa không trung, không sao tìm ra lời đáp được =>Sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời.

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Tấm lòng của nhà thơ:

- Thương cảm về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến.

- Xót xa những giá trị tinh thần bị chà đạp.

- Yêu thương và trân trọng vẻ đẹp và tài năng của những người nghệ sĩ.

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Hai cầu đề tả cảnh để hiểu việc. Từ quang cảnh hoang phế ở Tây Hồ, người đọc liên tưởng đến cuộc đời thay đổi. Hai câu này nêu hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ

- Hai câu thực: suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ: son phấn (vẻ đẹp) và văn chương (tài năng).

- Hai câu luận khái quát, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.

- Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của người đời sau.

- Đoạn trích trong truyện Kiều - Nguyễn Du là lời của nhân vật Thúy Kiều khóc thương nhân vật Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.

- Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh, thể hiện niềm thương cảm cho những kiếp người mỏng manh, nhỏ bé.

Bài giảng: Đọc tiểu thanh kí (Nguyễn Du) - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học