Suy nghĩ của bản thân về nhận định Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn kiên quyết và táo bạo
Vận dụng trang 63 Lịch Sử 11: Có nhận định cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em đồng ý với nhận định đó không? Vì sao? Sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo và internet để tìm dẫn chứng chứng minh cho ý kiến của em.
Lời giải:
Phát biểu ý kiến: đồng ý với quan điểm cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”.
Chứng minh:
♦ Từ cuối thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng: chính trị bất ổn, sản xuất trì trệ, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến diễn ra khắp nơi. Triều Trần suy yếu đến mức không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước, bất lực trước các cuộc tấn công của Chăm-pa và những yêu sách ngang ngược của nhà Minh. Bối cảnh lịch sử đó đã đặt ra yêu cầu khách quan cho Đại Việt lúc này là phải giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc Trần; xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
♦ Nhằm đáp ứng những yêu cầu mà lịch sử đặt ra, trong khoảng 28 năm tham dự vào chính sự dưới triều Trần và 7 năm nắm chính quyền dưới triều Hồ, Hồ Quý Ly đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách táo bạo và quyết liệt trên nhiều lĩnh vực, như: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa - giáo dục.
- Về chính trị: Hồ Quý Ly đã sửa đổi chế độ hành chính; ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương; cải cách nghi lễ của triều đình và y phục của quan lại theo hướng quy củ, thống nhất và chuyên nghiệp.
- Về kinh tế:
+ Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy (mang tên: “thông bảo hội sao”) - đây được coi là loại tiền giấy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
+ Năm 1397, Hồ Quý Ly đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư. Chính sách này đã đánh mạnh vào chế độ điền trang của quý tộc nhà Trần và ruộng tư của địa chủ lớn, giúp nông dân có thêm ruộng đất để cày cấy và tăng thêm nguồn thu sưu thuế cho nhà nước.
+ Năm 1402, Hồ Quý Ly tiếp tục ban hành chính sách thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước; cải cách thuế đinh và tô ruộng. Theo đó: thuế đinh chỉ thu đối với người có ruộng, người ít ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế. Nhìn chung, chính sách tô thuế này có phần nhẹ nhàng và công bằng hơn so với trước, góp phần giúp giảm gánh nặng cho nhân dân.
- Về quân sự - quốc phòng:
+ Hồ Quý Ly thực hiện việc chấn chỉnh và tăng cường lực lượng quân đội chính quy: tuyển chọn những người giỏi võ nghệ, có năng lực làm tướng chỉ huy; thải hồi những binh sĩ già yếu.
+ Ông cũng cho xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội theo hướng quy củ, chặt chẽ, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình.
+ Việc cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia cũng được quan tâm.
- Về xã hội:
+ Năm 1401, Hồ Quý Ly ban hành phép hạn nô, giới quý tộc bị hạn chế số lượng nô tì. Phép hạn nô cùng với phép hạn điền về cơ bản đã làm suy sụp thế lực của tầng lớp quý tộc nhà Trần và nền kinh tế điền trang, tăng cường thế lực cho nhà nước phong kiến.
+ Bên cạnh đó, năm 1403, Hồ Quý Ly còn cho đặt Quảng tế (cơ quan trông coi việc y tế) để chữa bệnh cho nhân dân,…
- Về văn hóa - giáo dục:
+ Hồ Quý Ly đã chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo. Ông đã hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo nhưng là Nho giáo thực dụng, chống giáo điều, kết hợp với tinh thần Pháp gia.
+ Hồ Quý Ly phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói của cổ nhân để xét việc trước mắt. Năm 1392, Hồ Quý Ly soạn sách “Minh Đạo” gồm 14 thiên đưa ra những kiến giải xác đáng về Khổng Tử và những nghi vấn có căn cứ về sách “Luận ngữ” - một trong những tác phẩm kinh điển của nho giáo.
+ Hồ Quý Ly là vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã dịch thiên “Vô dật” trong Kinh thư ra chữ Nôm để dạy vua và hoàng tử, hậu phi, con cái nhà quan, cung nữ; soạn sách Thi nghĩa (giải thích Kinh thi) bằng chữ Nôm; làm thơ Nôm.
+ Hồ Quý Ly rất quan tâm đến việc cải cách, nâng cao tính hiệu quả và thực tiễn của giáo dục, thi cử. Ông đã cho mở rộng hệ thống giáo dục ở địa phương, đặt các học quan, cấp học điền và định lại phép thi cho có quy củ.
=> Qua quá trình và nội dung của các chính sách cải cách đất nước, có thể thấy, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, có tầm nhìn, năng lực, sự quyết đoán, tinh thần dân tộc và ý thức tự cường.
♦ Trong bối cảnh đất nước đang khủng hoảng nghiêm trọng và đòi hỏi phải tiến hành đổi mới, thì những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly đã phần nào đáp ứng được yêu cầu lịch sử; góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, củng cố tiềm lực đất nước.
(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!
Lời giải bài tập Lịch Sử 11 Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV) hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Lịch Sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Lịch Sử 11 Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Lịch Sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT