Giải Lịch sử 10 trang 121 Kết nối tri thức

Với Giải Lịch sử 10 trang 121 trong Bài 12: Văn minh Đại Việt Lịch Sử 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử 10 trang 121.

Câu hỏi trang 121 Lịch Sử 10: Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học, kĩ thuật. Hãy lựa chọn và giới thiệu về thành tựu tiêu biểu nhất.

Lời giải:

a. Thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học, kĩ thuật

* Sử học

- Được nhà nước và nhân dân quan tâm, nhiều công trình được biên soạn qua các thời kì khác nhau.

+ Thời Lý có Sử ký (của Đỗ Thiện) nhưng đã thất truyền. 

+ Thời Trần thành lập Quốc sử viện là cơ quan chuyên viết sử, tác phẩm nổi tiếng là Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu). 

+ Thời Lê sơ, việc chép sử được triều đình đặc biệt coi trọng, với nhiều sử gia nổi tiếng như Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên, Vũ Quỳnh... Bộ quốc sử tiêu biểu thời kì này là Đại Việt sử ký toàn thư.

+ Triều Nguyễn thành lập Quốc sử quán, biên soạn nhiều công trình sử học, tiêu biểu như: Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,... 

* Địa lí:

- Xuất hiện nhiều công trình địa chỉ ghi chép về ranh giới, núi sông, địa danh, phong tục,... của đất nước và các địa phương.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Dư địa chí (Nguyễn Trãi)

+ Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức)

+ Nghệ An ký (Bùi Dương Lịch)

+ Hoàng Việt nhất thông dư địa chí Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn),... 

- Bản đồ xác định lãnh thổ, biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển cũng được quan tâm xây dựng, trong đó tiêu biểu là Hồng Đức bản đồ (triều Lê sơ) và Đại Nam nhất thống toàn đồ (triều Nguyễn).

* Quân sự

- Đạt được những thành tựu quan trọng cả về lí luận và kĩ thuật quân sự.

- Các tác phẩm tiêu biểu như: 

+ Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tổng bí truyền thư (Trần Quốc Tuấn)

+ Hổ trướng khu cơ (Đào Duy Từ),...

- Từ cuối thế kỉ XIV, người Việt đã chế tạo được sủng thần cơ, đóng loại thuyền chiến cỡ lớn; thế kỉ XVI - XVII, đúc được các loại đại bác, đóng thuyền chiến trang bị đại bác có vận dụng kĩ thuật của phương Tây. 

* Y học:  tiêu biểu có các danh y như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông,...

b. Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu

(*) Giới thiệu: Hồng Đức bản đồ

- Hồng Đức bản đồ (còn được gọi là: Hồng đức địa dư chí) là một bộ bản đồ địa lí của nước Đại Việt. Được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm 1490).

- Hồng Đức bản đồ được coi là một bộ Atlas địa lí quốc gia đầu tiên của Đại Việt, do Nhà nước phong kiến Việt Nam biên vẽ và ban hành. 

- Tập bản đồ Hồng Đức còn lại đến ngày nay, gồm 15 tấm bản đồ và những phần chữ thuyết minh, chú giải cho bản đồ. 15 tấm bản đồ đó bao gồm 1 bản đồ cả nước, 1 tấm bản đồ kinh đô Thăng Long và 13 bản đồ của 13 đạo thừa tuyên đương thời.

- Đặc biệt, trong Hồng Đức bản đồ có biên vẽ và thể hiện chủ quyền của Đại Việt đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (hai quần đảo này được các tiền nhân đời trước coi là một dải đảo dài và được gọi bằng các tên khác nhau như: Bãi cát vang, cồn vàng hoặc Vạn lí Hoàng sa….).

- Bản đồ Hồng Đức là kết quả đúc kết thành tựu về địa lý của những thời đại trước và tri thức của những nhà bác học uyên bác thế kỉ XV, như: Nguyễn Trãi, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên…

- Bản đồ Hồng Đức, sau khi hoàn thành được phát huy rộng rãi, được sao chép thành nhiều bản trong triều đình, ban phát cho những viên quan đứng đầu các thừa tuyên, dùng cho các tướng sĩ, và làm một tài sản quí báu phục vụ cho các giám sinh học tập trong Quốc Tử Giám thời đó. Có thể khẳng định: Với việc xuất hiện của tập bản đồ Hồng Đức dưới thời Lê Thánh Tông, ông cha ta đã có một bước tiến mới, qui củ hơn, chặt chẽ hơn trong việc quản lí nền hành chính đất nước vào cuối thế kỉ XV.

Lời giải Lịch Sử 10 Bài 12: Văn minh Đại Việt hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác