Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn

Câu hỏi 2 trang 23 Lịch Sử 10: Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.

Lời giải:

* Yêu cầu số 1: Giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này được thể hiện qua các nội dung sau:

- Thứ nhất, vai trò của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn:

+ Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

+ Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.

- Thứ hai, vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với sử học:

+ Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

+ Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

* Yêu cầu số 2: Ví dụ:

+ Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945 là chất liệu và nguồn cảm hứng cho các nhà văn như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… sáng tác nên các truyện ngắn, tiểu thuyết hoặc phóng sự. Tiêu biểu như: tiểu thuyết Tắt Đèn (Ngô Tất Tố); phóng sự Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng); truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)…

+ Mặt khác, khi khai thác các tác phẩm văn học như: tiểu thuyết Tắt Đèn (Ngô Tất Tố); phóng sự Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng); truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)… chúng ta sẽ có hiểu biết một cách sinh động về đời sống xã hội ở nông thôn và thành thị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1945).

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác