Trong trường hợp 2 và 3, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền
Câu hỏi 2 trang 81 KTPL 12: Trong trường hợp 2 và 3, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình? Nêu hậu quả của hành vi đó.
Trường hợp 2. Ông A và bà G kết hôn với nhau được hơn 15 năm và có một con trai và một con gái. Vợ chồng ông A cho rằng sau này con trai mới là người chăm sóc, phụng dưỡng mình nên ngay từ khi các con còn nhỏ đã thể hiện sự phân biệt đối xử. Hai ông bà đối xử hà khắc với con gái nhưng luôn nuông chiều và cho con trai nhiều quyền lợi hơn.
Trường hợp 3. Sau khi thi trượt đại học, anh K không ôn tập để năm sau thi lại hoặc đi học nghề mà thường xuyên tụ tập cùng một số thanh niên hư hỏng trong khu phố. Nhiều lần ông bà nội và bố mẹ góp ý, khuyên bảo thì anh K gắt gỏng, phản đối. Gần đây, khi bị ông bà, bố mẹ ngăn cản anh đi chơi với bạn xấu thì anh K đã có những lời nói tiêu cực phản ứng lại.
Lời giải:
- Trong trường hợp 2:
+ ông A và bà G đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vì có sự phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới, hà khắc với con gái nhưng luôn nuông chiều và cho con trai nhiều quyền lợi hơn.
+ Hành vi của vợ chồng ông A có thể dẫn đến những hậu quả như: gây nên tình trạng bất bình đẳng giữa các con; ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và tương lai của các con; gây bất hoà trong gia đình;...
- Trong trường hợp 3:
+ Anh K đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của con với cha mẹ, cháu với ông bà vì không chịu lao động, đóng góp công sức cho gia đình, tỏ thái độ không tôn trọng bố mẹ, ông bà.
+ Hành vi của K có thể gây nên những hậu quả như: ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ gia đình; ảnh hưởng tiêu cực tới tương lai của K;...
Lời giải KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình hay khác:
Mở đầu trang 74 KTPL 12: Theo em, công dân có những quyền gì trong hôn nhân và gia đình? ....
Câu hỏi 1 trang 81 KTPL 12: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi chủ thể trong trường hợp 1 ....
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT