Nước G và nước S, nước V trong trường hợp trên có tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại
Câu hỏi 2 trang 127 KTPL 12: Nước G và nước S, nước V trong trường hợp trên có tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử hay không? Vì sao?
Trường hợp 1. Nước G và nước S đều là thành viên của WTO. Hai nước này đã đàm phán với nhau và đồng ý cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng thịt bò là 10%, nhưng không đồng ý mức cắt giảm thuế quan 10% với các nước thành viên khác của WTO vì lí do đây là hiệp định song phương giữa nước G và nước S.
Trường hợp 2. Kể từ khi trở thành thành viên của WTO, nước V đã từng bước xoá bỏ tất cả những biện pháp theo cam kết mà trước đây nước V áp dụng để bảo hộ đối với hàng hoá và dịch vụ của nước mình, hạn chế việc xâm nhập của hàng hoá, dịch vụ tương tự của nước ngoài.
Lời giải:
- Trường hợp 1: Nước G và nước S đã không tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử. Bởi quy chế tối huệ quốc quy định:
+ Các nước thành viên của WTO không được phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình, nghĩa là nếu một nước thành viên trao cho một nước thành viên khác một đặc quyền thương mại nào đó (đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu;
+ Việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của các nước thành viên) thì cũng phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các thành viên còn lại của WTO ngay lập tức và không điều kiện (trừ những trường hợp được miễn).
- Trường hợp 2: nước V trong tình huống trên đã tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử.
+ Bởi theo chế độ đối xử quốc gia thì nước thành viên sẽ dành cho sản phẩm tương tự, dịch vụ tương tự, nhà cung cấp tương tự của các nước thành viên khác của WTO những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.
+ Do vậy, việc nước V xoá bỏ những biện pháp bảo hộ đối với hàng hoá và dịch vụ của nước mình, tạo điều kiện cho hàng hoá và dịch vụ của các nước thành viên khác của WTO vào nước mình được hưởng các quy chế như của nước mình là phù hợp.
Lời giải KTPL 12 Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế hay khác:
Câu hỏi 1 trang 129 KTPL 12: Nguyên tắc minh bạch của WTO đề cập tới những nội dung cơ bản gì? ....
Câu hỏi 1 trang 130 KTPL 12: WTO dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi cơ bản gì? ....
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT