Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel, hãy trang 154 KHTN 9
Hình thành kiến thức mới 4 trang 154 KHTN 9: Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel, hãy:
a) Phân biệt các thuật ngữ: kiểu gene, kiểu hình, cơ thể thuần chủng, cặp tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn. Cho ví dụ minh họa.
b) Giải thích một số kí hiệu thường dùng trong di truyền học.
Trả lời:
a) Phân biệt các thuật ngữ và cho ví dụ:
- Kiểu gene: là tổ hợp các gene quy định kiểu hình của cơ thể. Ví dụ: kiểu gene AA và Aa quy định hoa tím, kiểu gene aa quy định hoa trắng.
- Kiểu hình: là tổ hợp các tính trạng của cơ thể được biểu hiện ra bên ngoài. Ví dụ: kiểu hình hạt vàng, kiểu hình hạt xanh, kiểu hình thân cao, kiểu hình thân thấp,…
- Cơ thể thuần chủng: là cơ thể có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định về một tính trạng nào đó, các thế hệ con cái sinh ra giống nhau và giống với thế hệ trước (không phân li kiểu hình, kiểu gene). Ví dụ: cơ thể mang kiểu gene AA và cơ thể mang kiểu gene aa là những cơ thể thuần chủng về 1 cặp gene, cơ thể mang kiểu gene AABB là cơ thể thuần chủng về 2 cặp gene trên,…
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng. Ví dụ: xét tính trạng màu hoa có cặp tính trạng tương phản là màu hoa tím và màu hoa trắng, xét tính trạng màu hạt có cặp tính trạng tương phản là tính trạng hạt vàng và hạt xanh,…
- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel (tính trạng biểu hiện khi có kiểu gene ở dạng đồng hợp tử hoặc dị hợp tử). Ví dụ: màu hoa tím, màu hạt vàng, dạng hạt trơn, thân cao,…
- Tính trạng lặn: là tính trạng không được biểu hiện ở F1 mà chỉ được biểu hiện ở F2 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel (tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gene ở trạng thái đồng hợp lặn). Ví dụ: màu hoa trắng, màu hạt xanh, dạng hạt nhăn, thân thấp,…
b) Giải thích một số kí hiệu thường dùng trong di truyền học:
- P: Bố mẹ.
- Pt/c: Bố mẹ thuần chủng.
- ×: Phép lai.
- G: Giao tử. Trong đó, GP: Giao tử của bố mẹ; GF1: Giao tử của thế hệ F1;…
- ♀: Giao tử cái hoặc cơ thể cái, ♂: Giao tử đực hoặc cơ thể đực.
- F: Thế hệ con. Trong đó, F1: Thế hệ thứ nhất được sinh ra từ P; F2: Thế hệ con được sinh ra từ F1;…
- Các chữ cái in hoa thường kí hiệu gene trội (A, B, C, D, E, G,…), chữ cái in thường kí hiệu gene lặn (a, b, c, d, e, g,…).
Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 36: Các quy luật di truyền của Mendel hay khác:
Mở đầu trang 152 Bài 36 KHTN 9: Một cặp vợ chồng tóc xoăn sinh được hai người con ....
Hình thành kiến thức mới 3 trang 153 KHTN 9: Phát biểu nội dung quy luật phân li của Mendel ....
Luyện tập trang 153 KHTN 9: Lựa chọn một cặp tính trạng tương phản ở cây đậu hà lan ....
Luyện tập trang 154 KHTN 9: Hãy lấy ví dụ về các cặp tính trạng tương phản ....
Hình thành kiến thức mới 6 trang 156 KHTN 9: Dựa vào thông tin trong sơ đồ Hình 36.3, hãy: ....
Vận dụng trang 156 KHTN 9: Ở người, biết allele m quy định bệnh mù màu ....
Luyện tập trang 156 KHTN 9: Ở bí, quả tròn, hoa vàng là hai tính trạng trội hoàn toàn ....
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST