Hình 13.9 là giàn khoan khai thác dầu thô trên mỏ Bạch Hổ, nằm cách bờ biển Vũng Tàu

Luyện tập 2 trang 69 KHTN 9: Hình 13.9 là giàn khoan khai thác dầu thô trên mỏ Bạch Hổ, nằm cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km về phía Đông Nam. Mỏ Bạch Hổ là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Em hãy tìm hiểu và nêu những lí do có thể làm tăng chi phí thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu thô từ mỏ Bạch Hổ so với những mỏ nằm trong đất liền.

Hình 13.9 là giàn khoan khai thác dầu thô trên mỏ Bạch Hổ, nằm cách bờ biển Vũng Tàu

Trả lời:

Những lí do có thể làm tăng chi phí thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu thô từ mỏ Bạch Hổ so với những mỏ nằm trong đất liền:

- Mỗi một lô thăm dò dầu khí của Việt Nam vào khoảng hơn chục ngàn km vuông. Riêng chuyện chạy tàu để thu nổ địa chấn hết một lô cũng mất vài năm trời. Sau đó các chuyên gia minh giải địa chấn vào cuộc, đọc hàng tấn tài liệu, thu thập vào máy tính lựa chọn ra những cấu tạo có khả năng là mỏ dầu. Tiếp đến là các chuyên gia thăm dò sẽ vào cuộc cùng các chuyên gia địa chất lựa chọn để khoan những mũi khoan tìm vỉa. Tính giá trung bình mỗi mũi khoan thăm dò vào khoảng 20 triệu USD. Bởi vậy chỉ cần vài ba mũi khoan “trượt” thì chuyện cả trăm triệu USD sẽ “đổ sông đổ biển” theo đúng nghĩa đen.

- Việc tìm ra mỏ dầu trên biển khơi mênh mông đã khó nhưng còn nan giải hơn nữa khi đã tìm ra mỏ dầu khí rồi nhưng đến giai đoạn tiếp theo là dự đoán trữ lượng thì rất nhiều nhà đầu tư đã bỏ giấc mơ kiếm vàng đen tại Việt Nam khi hầu hết các mỏ dầu khí tại Việt Nam đều “bị” xác định là mỏ có trữ lượng nhỏ, không có khả năng thu lợi cho nhà đầu tư.

- Vận hành khai thác mỏ, lắng đọng muối ở các giếng khai thác đồng thời trên mỏ Thỏ Trắng đang diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng khai thác của các giếng, làm cho lưu lượng các giếng suy giảm rất nhanh. Nguyên nhân ban đầu có thể do sự hòa trộn của các nguồn nước với thành phần khác nhau đến từ các đối tượng khai thác khác nhau (mioxen dưới, oligoxen trên), ở những điều kiện áp suất, nhiệt độ cụ thể, gây nên hiện tượng muối lắng đọng ở phần dưới của cần ống khai thác (muối canxi cacbonat).

Lời giải KHTN 9 Bài 13: Sử dụng năng lượng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác