25 Bài tập về Phân bón hóa học cực hay (có lời giải)
Với 25 Bài tập về Phân bón hóa học có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về Phân bón hóa học.
25 Bài tập về Phân bón hóa học cực hay (có lời giải)
Câu 1 . Nhận xét nào sau đây về phân đạm là sai?
A. Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion nitrate và ion nitrite.
B. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm nguyên tố nitơ.
C. Phân đạm giúp cây phát triển nhanh, nhiều hạt, củ, quả.
D. Ba loại phân bón hóa học chính thường dùng là phân đạm, phân lân và phân kali.
Lời giải:
Đáp án A
Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion nitrate và ion amoni.
Câu 2 . Chất nào sau đây không phải là đạm amoni?
A. NH4Cl.
B. NH4NO3.
C. (NH4)2SO4.
D. NaNO3.
Lời giải:
Đáp án D
NaNO3 thuộc đạm nitrate.
Câu 3 . Chất nào sau đây không phải là phân đạm?
A. NaNO3.
B. Ca(NO3)2.
C. (NH2)2CO.
D. NaCl.
Lời giải:
Đáp án D. NaCl.
Câu 4 . Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Vậy % khối lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là
A. 78,56%.
B. 56,94%.
C. 65,92%.
D. 75,83%.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 5 . Chất nào sau đây không được dùng để làm phân kali?
A. KCl.
B. K2SO4.
C. K2CO3.
D. CaSO4.
Lời giải:
Đáp án D
Hai muối KCl và K2SO4 được sử dụng nhiều nhất làm phân kali. Tro thực vật chứa K2CO3 cũng là một loại phân kali.
Câu 6 . Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là
A. 48,52%.
B. 42,25%.
C. 39,76%.
D. 45,75%.
Lời giải:
Đáp án B
Ca(H2PO4)2 → P2O5
100 gam phân lân có 69,62 gam Ca(H2PO4)2 (≈ 0,2975 mol)
⇒ nP2O5 = 0,2975 mol ⇒ mP2O5 = 0,2975.142 = 42,25g
Câu 7 . Chọn câu đúng trong các câu sau: Phân supe photphat kép:
A. được điều chế qua 2 giai đoạn.
B. gồm 2 chất là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
C. khó tan trong dung dịch đất.
D. cả 3 câu trên.
Lời giải:
Đáp án A
Phân supe photphat kép được điều chế qua hai giai đoạn. Thành phần của supe photphat kép chỉ có Ca(H2PO4)2, dễ tan trong đất.
Câu 8 . Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 và KNO3.
B. NH4H2PO4 và KNO3.
C. (NH4)3PO4 và KNO3.
D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
Lời giải:
Đáp án A
Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.
Câu 9 . Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
A. KCl.
B. NH4NO3.
C. NaNO3.
D. K2CO3.
Lời giải:
Đáp án B
NH4+ + H2O → NH3 + H3O+
Câu 10 . Phân đạm Urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ để cung cấp 70 kg N là
A. 152,2.
B. 145,5.
C. 160,9.
D. 200.
Lời giải:
Đáp án A
Câu 11 . Phân potassium chloride sản xuất được từ quặng xinvinit thường chỉ ứng với 50% K2O. Hàm lượng (%) của KCl trong phân bón đó là
A. 72,9.
B. 76.
C. 79,2.
D. 75,5.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 12 . Phân đạm cung cấp N cho cây dưới dạng
A. N2.
B. NHNO3.
C. NH3.
D. NH4+, NO3-.
Lời giải:
Đáp án D
Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng NH4+, NO3-.
Câu 13 . Độ dinh dưỡng của phân đạm là
A. %N.
B. %N2O5.
C. %NH3.
D. % khối lượng muối.
Lời giải:
Đáp án A
Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm nguyên tố nitơ.
Câu 14 . Độ dinh dưỡng của phân lân là
A. % K2O.
B. % P2O5.
C. % P.
D. %PO43-.
Lời giải:
Đáp án B
Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5.
Câu 15 . Thành phần chính của phân Urê là
A. (NH4)2CO3.
B. (NH2)2CO.
C. NH3.
D. Chất khác.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 16 . Đạm amoni không thích hợp cho đất
A. chua.
B. ít chua.
C. pH > 7.
D. đã khử chua.
Lời giải:
Đáp án A
NH4+ + H2O → NH3 + H3O+
Câu 17 . Loại phân nào thì thu được khi nung hỗn hợp quặng apatit với đá xà vân và than cốc?
A. Phân supephotphat.
B. Phân phức hợp.
C. Phân lân nung chảy.
D. Phân apatit.
Lời giải:
Đáp án C
Phân lân nung chảy thu được khi nung hỗn hợp quặng apatit với đá xà vân và than cốc.
Câu 18 . Thành phần chính của supephotphat kép là
A. Ca(H2PO4)2, CaSO4, 2H2O
B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2
C. Ca(H2PO4)2, H3(PO4)
D. Ca(H2PO4)2.
Lời giải:
Đáp án D.
Câu 19 . Chọn nguyên liệu thích hợp để điều chế phân đạm amoninitrate?
A. (NH4)2CO3, HCl.
B. N2, Fe, HCl, KMnO4, H2O.
C. Không khí, than cốc, nước.
D. Tất cả đều đúng.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 20 . Loại phân đạm nào sau đây có độ dinh dưỡng cao nhất?
A. (NH4)2SO4.
B. CO(NH2)2.
C. NH4NO3.
D. NH4Cl.
Lời giải:
Đáp án B
Urê CO(NH2)2 chứa khoảng 46% N là loại phân đạm có độ dinh dưỡng cao nhất trong các loại đạm trên.
Câu 21 . Cho các phát biểu sau:
(1) Độ dinh dưỡng của phân đạm, phân lân và phân kali tính theo phần trăm khối lượng tương ứng của N2O5 ; P2O5 và K2O3.
(2) Người ta không bón phân urê kèm với vôi.
(3) Phân lân chứa nhiều photpho nhất là supephootphat kép.
(4) Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm đất chua.
(5) Quặng photphorit có thành phần chính là Ca3(PO4)2.
Trong các phát biểu trên, số phất biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án D
Các phát biếu (2); (3); (4); (5) đều đúng.
Câu 22 . Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
B. phân hỗn hợp chứa nitơ; photpho; kali được gọi chung là NPK.
C. Ure có công thức là (NH4)2CO3.
D. phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion NO3- và ion NH4+.
Lời giải:
Đáp án B
A sai vì amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
C sai vì Ure có công thức là (NH2)2CO.
D phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion NO3- và ion NH4+.
Câu 23 . Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng phản ứng với X (là một loại phân hoá học), thấy tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí. Nếu cho X phản ứng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. X là
A. urê.
B. natri nitrate.
C. amoni nitrate.
D. amôphot.
Lời giải:
Đáp án C
3Cu + 8H+ +2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
Câu 24 . Nhận xét nào sau đây là sai ?
A. Phân vi lượng cung cấp các loại nguyên tố N, K, P dưới dạng hợp chất.
B. Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ phân vi lượng.
C. Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ.
D. Dùng quá lượng phân vi lượng sẽ có hại cho cây.
Lời giải:
Đáp án A
Phân vi lượng cung cấp các loại nguyên tố như B, Zn, Mn … dưới dạng hợp chất.
Câu 25 . Loại phân bón nào sau đây không phải là phân bón hóa học chính, thường dùng?
A. Phân đạm.
B. Phân lân.
C. Phân kali.
D. Phân vi lượng.
Lời giải:
Đáp án D
3 loại phân bón hóa học chính thường dùng là phân đạm, phân lân và phân kali.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Bài tập về phosphoric acid và Muối Photphat cực hay (có lời giải)
- Bài tập về nitric acid (HNO3) và muối nitrate cực hay (có lời giải)
- Bài tập về Nitơ (N2) cực hay (có lời giải)
- Bài tập về Photpho (P) cực hay (có lời giải)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều