20 Bài tập về carbon monoxide (CO) cực hay (có lời giải)
Với 20 Bài tập về carbon monoxide (CO) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về carbon monoxide (CO).
20 Bài tập về carbon monoxide (CO) cực hay (có lời giải)
Câu 1 . Đặc điểm nào sau đây không phải của CO?
A. CO là chất khí không màu.
B. CO không mùi, không vị.
C. Khí CO rất độc.
D. CO tan rất tốt trong nước.
Lời giải:
Đáp án D
CO rất ít tan trong nước.
Câu 2 . Carbon monoxide thuộc loại oxit nào sau đây?
A. Acidic oxide.
B. basic oxide .
C. oxit lưỡng tính.
D. oxit trung tính.
Lời giải:
Đáp án D
CO không tác dụng với nước, axit và dung dịch kiềm ở điều kiện thường nên là oxit trung tính.
Câu 3 . Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là
A. Copper (II) oxide và mangan oxit.
B. Copper (II) oxide và magnesium oxide.
C. Copper (II) oxide và than hoạt tính.
D. Than hoạt tính.
Lời giải:
Đáp án C
CuO loại bỏ CO bằng cách tác dụng trực tiếp CO: CuO + CO → Cu + CO2
Than hoạt tính loại bỏ CO bằng cách hấp thụ mạnh CO.
Câu 4 . Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, MgO, FeO (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
A. Al2O3, MgO, Fe
B. Al, Fe, Mg.
C. Al2O3, Mg, Fe
D. MgO, Al2O3,Fe2O3
Lời giải:
Đáp án A
CO khử được oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
FeO + CO → Fe + CO2.
Câu 5 . Carbon monoxide có phản ứng với nhóm chất nào sau đây
A. O2,Fe2O3, CuO.
B. O2, Ca(OH)2, H2O.
C. CuO, CuSO4, NaOH.
D. O2, Al2O3, H2
Lời giải:
Đáp án A
2CO + O2 → 2CO2
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
CuO + CO → Cu + CO2.
Câu 6 . Khử 1,6g hỗn hợp các oxit kim loại: FeO,Fe2O3,Fe3O4, CuO, PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 1,12 g. Thể tích khi CO đã tham gia phản ứng (đktc) là
A. 0,672 lít.
B. 6,72 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít.
Lời giải:
Đáp án A
Số mol CO2 = số mol CO = x mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
moxit + mCO = mCR + mCO2
1,6 + 28x = 1,12 + 44x → x=0,03
→ VCO =0,03.22,4 = 0,672 lít.
Câu 7 . Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,85 gam kết tủa. Tổng khối lượng 2 oxit trong hỗn hợp đầu là
A. 1,32 gam.
B. 3,12 gam.
C. 2,13 gam.
D. 3,21 gam.
Lời giải:
Đáp án B.
Phương trình phản ứng:
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta có: nCO = nCO2 = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: moxit kl + mCO = mkl + mCO2
=> moxit kl = 2,32 + 0,05.44 – 0,05,28 = 3,12 gam.
Câu 8 . Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
Lời giải:
Đáp án C
CO không khử được Al2O3.
Câu 9 . Nhóm gồm các khí đều phản ứng trực tiếp với oxi là?
A. SO2, CO2.
B. CO, H2.
C. Cl2, SO2.
D. Cl2, CO.
Lời giải:
Đáp án B
2CO + O2 → 2CO2
2H2 + O2 → 2H2O.
Câu 10 . Khí X có tính chất: rất độc, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí. X là khí nào trong các khí sau?
A. H2.
B. CO.
C. Cl2.
D. CO2.
Lời giải:
Đáp án B
Khí CO rất độc, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí.
Câu 11 . Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng.. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,48 gam. Giá trị của V là
A. 0,448.
B. 0,672
C. 0,224.
D. 0,560.
Lời giải:
4CO + Fe3O4 → 4CO2↑ + 3Fe
CO + CuO → Cu + CO2 ↑
Số mol CO2 = số mol CO = x mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
moxit + mCO = mCR + mCO2 → moxit - mCR = 44x – 28x → 0,48 = 16x
→ x = 0,03 →VCO = 0,03.22,4 = 0,672 lít.
Câu 12 . Cho luồng khí CO (dư) đi qua 10 gam hỗn hợp X gồm FeO và MgO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,4 gam chất rắn. Khối lượng FeO có trong hỗn hợp X là
A. 8,0 gam.
B. 4,0 gam.
C. 3,6 gam
D. 7,2 gam.
Lời giải:
Đáp án D
MgO không phản ứng.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
moxit + mCO = mCR + mCO2 → 10 + 28x = 8,4 + 44x → x = 0,1 mol
VFeO = 0,1.72 = 7,2 gam.
Câu 13 . Khử hoàn toàn một lượng CuO bằng V lít khí CO (vừa đủ) thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn chất rắn X thu được bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit HNO3 thu được 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 6,72 lít
B. 8,96 lít
C. 10,08 lít
D. 11,2 lít
Lời giải:
Đáp án C
Áp dụng định luật bảo toàn electron có:
2.nCO = 3.nNO → 2.nCO = 3. 0,3 → nCO = 0,45 mol
→ V = 0,45.22,4 = 10,08 lít.
Câu 14 . CO, H2 đều có phản ứng với chất nào trong các chất sau?
A. H2O.
B. MgO.
C. NaOH.
D. CuO.
Lời giải:
Đáp án D
CuO + CO → Cu + CO2
CuO + H2 → Cu + H2O
Câu 15 . Ứng dụng nào sau đây là của CO?
A. Làm nhiên liệu khí.
B. Dùng trong luyện kim để khử oxit kim loại.
C. CO rất độc nên không có ứng dụng.
D. Cả A và B.
Lời giải:
Đáp án D
Khi cháy CO tỏa nhiều nhiệt nên dùng làm nhiên liệu khí. Ở nhiệt độ cao CO khử được nhiều oxit kim loại nên được dùng trong luyện kim để khử các oxit kim loại.
Câu 16 . Trong PTN khí CO được điều chế bằng phương pháp nào?
A. Đun nóng HCOOH khi có mặt H2SO4 đặc.
B. Đun nóng Na2CO3 với HCl.
C. Đốt cháy C.
D. Khí CO độc nên không được điều chế trong PTN.
Lời giải:
Đáp án A
Trong PTN khí CO được điều chế bằng cách đun nóng HCOOH khi có mặt H2SO4 đặc.
Câu 17 . Thể tích khí CO ở đktc thu được khi đun nóng 4,6 gam HCOOH trong H2SO4 đặc là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 18 . Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất CO trong công nghiệp?
A. Đun nóng HCOOH khi có mặt H2SO4 đặc.
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. Cho hơi nước đi qua than nung đỏ.
D. Khí CO độc nên không được sản xuất trong công nghiệp.
Lời giải:
Đáp án C
Trong công nghiệp khí CO thường được sản xuất bằng cách cho hơi nước đi qua than nung đỏ.
Câu 19 . Điều nào sau đây là không đúng cho phản ứng của khí CO với khí O2?
A. Phản ứng thu nhiệt.
B. Phản ứng tỏa nhiệt.
C. Phản ứng kèm theo sự giảm thể tích.
D. Phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường.
Lời giải:
Đáp án A
2CO + O2 → 2CO2
A. Sai vì đây là phản ứng tỏa nhiệt
B. Đúng
C. Đúng vì theo chiều thuận: cứ 2 mol CO kết hợp với 1 mol O2 sinh ra 2 mol CO2 → giảm 1 mol khí → giảm thể tích.
D. Đúng vì ban đầu để phản ứng xảy ra phải cần đun nóng.
Câu 20 . Thành phần chủ yếu của khí than ướt là
A. CO.
B. CO2.
C. H2.
D. N2.
Lời giải:
Đáp án A
Khí than ướt chứa trung bình 44% khí CO, còn lại là các khí khác như CO2, N2, H2 …
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Bài tập về carbonic acid và Muối carbonate cực hay (có lời giải)
- Bài tập về Cacbon (C) cực hay (có lời giải)
- Bài tập về CO2 cực hay (có lời giải)
- Bài tập về Silic (Si) và hợp chất của Silic cực hay (có lời giải)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều