Thí nghiệm Phản ứng của cellulose với nitric acid

Hoạt động thí nghiệm trang 30 Hóa học 12: Phản ứng của cellulose với nitric acid

Chuẩn bị:

Hoá chất: cellulose (bông), dung dịch HNO3 đặc, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaHCO3 loãng, quỳ tím.

Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 100 mL, chậu nước nóng, chậu nước đá, đũa thuỷ tinh, giấy lọc, đĩa sứ, đèn cồn.

Tiến hành:

- Cho khoảng 5 mL dung dịch HNO3 đặc vào cốc thuỷ tinh (loại 100 mL) ngâm trong chậu nước đá. Thêm từ từ khoảng 10 mL dung dịch H2SO4 đặc vào cốc và khuấy đều. Sau đó, lấy cốc thuỷ tinh ra khỏi chậu nước đá, thêm tiếp một nhúm bông vào cốc và dùng đũa thuỷ tinh ấn bông ngập trong dung dịch.

- Ngâm cốc trong chậu nước nóng khoảng 10 phút. Để nguội, lấy sản phẩm thu được ra khỏi cốc, rửa nhiều lần với nước lạnh (đến khi nước rửa không làm đổi màu quỳ tím), sau đó rửa lại bằng dung dịch NaHCO3 loãng.

- Ép sản phẩm giữa hai miếng giấy lọc để hút nước và làm khô tự nhiên. Sau đó, để sản phẩm lên đĩa sứ rồi đốt cháy sản phẩm.

Chú ý: Cần thận trọng khi làm việc với dung dịch HNO3 đặc và dung dịch H2SO4 đặc. Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hoá học.

Lời giải:

Hiện tượng:

- Miếng bông trên đĩa sứ cháy nhanh, không xuất hiện khói, không để lại tàn.

Giải thích:

Khi đun nóng cellulose với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, tuỳ theo điều kiện phản ứng mà một, hai hay cả ba nhóm hydroxy trong cellulose có thể phản ứng với nitric acid tạo thành cellulose nitrate, cellulose dinitrate hay cellulose trinitrate. Ví dụ:

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 H2SO4[C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 H2SO4[C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2O

Các hợp chất này cháy nhanh, không xuất hiện khói, không để lại tàn.

Lời giải Hóa 12 Bài 6: Tinh bột và cellulose hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác