Thí nghiệm xà phòng hóa chất béo

Thực hành trang 16 Hóa học 12: Thí nghiệm xà phòng hóa chất béo

Chuẩn bị:

- Hóa chất: Dầu thực vật (hoặc mỡ động vật), dung dịch NaOH 40%, dung dịch NaCl bão hòa.

- Dụng cụ: Bát sứ, đũa thủy tinh, đèn cồn.

Tiến hành: Cho vào bát sứ khoảng 2 ml dầu thực vật (hoặc khoảng 2 g mỡ) và 4 – 5 ml dung dịch NaOH 40%. Đun hỗn hợp sôi nhẹ và khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng cho vài giọt nước cất để tránh hỗn hợp phản ứng bị cạn. Sau khoảng 10 phút thì dừng đun, cho thêm 10 ml dung dịch NaCl bão hòa và khuấy đều.

Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.

Lời giải:

- Hiện tượng: Kết thúc thí nghiệm có lớp chất rắn màu trắng, nhẹ nổi lên trên mặt dung dịch.

- Giải thích: Đó là muối Na của acid béo, thành phần chính của xà phòng.

+ Phản ứng xà phòng hóa:

Thí nghiệm xà phòng hóa chất béo

+ Sản phẩm thu được là chất lỏng đồng nhất.

+ Nguyên nhân khiến xà phòng tách ra là do NaCl có tỉ trọng lớn hơn nên sẽ đẩy xà phòng lên trên, muối Na của các acid béo khó tan trong NaCl bão hòa nên sẽ kết tinh, còn glycerol không kết tinh nên sẽ bị tách ra khỏi đó.

Lời giải Hóa 12 Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác