Trình bày khái niệm, các bộ phận cấu thành, nguyên tắc và cách xác định biên giới

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh làm bài tập môn GDQP 11 một cách dễ dàng.

Câu 3 trang 43 Giáo dục quốc phòng lớp 11: Trình bày khái niệm, các bộ phận cấu thành, nguyên tắc và cách xác định biên giới quốc gia.

Trả lời:

1. Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam.

- Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện.

- Tuyến biên giới đất liền gồm Biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1306 km; Biên giới Việt Nam – Lào dài 2067 km; Biên giới Việt Nam – Campuchia dài 1137 km, Việt Nam đã thoả thuận tiến hành phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành vào năm 2012.

- Tuyến biển đảo Việt Nam đã xác định được 12 điểm để xác định đường cơ sở, đã đàm phán với Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ ngày 25/12/2000, Đồng thời đã ký các hiệp định phân định biển với Thái Lan; Indonêsia. Như vậy, Việt Nam còn phải giải quyết phân định biển với Trung Quốc trên biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; với Campuchia về biên giới trên biển; với Malaixia về chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; với Philipin về tranh chấp trên quần đảo Trường Sa.

2. Khái niệm biên giới quốc gia

a. Khái niệm : Là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.

 Biên giới quốc gia nước CHXHCNVN: Là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo các đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) vùng biển, lòng đất, vùng trời nước CHXHCNVN.

b. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia:

 Bốn bộ phận cấu thành biên giới là: biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới lòng đất và biên giới trên không.

- Biên giới quốc gia trên đất liền:

 Biên giới quốc gia trên đất liền là đường phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một Quốc gia với Quốc gia khác.

- Biên giới quốc gia trên biển: có thể có hai phần:

+ Một phần là đường phân định nội thuỷ, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau.

+ Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển

- Biên giới lòng đất của quốc gia:

 Biên giới lòng đất của quốc gia là biên giới được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới tâm trái đất.

- Biên giới trên không: Là biên giới vùng trời của quốc gia, gồm hai phần:

+ Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển của quốc gia lên không trung.

+ Phần thứ hai, là phần giới quốc trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của giới quốc và khoảng không gian vũ trụ phía trên.

3. Xác định biên giới quốc gia Việt Nam.

a. Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia:

- Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tiến hành xác định biên giới bằng hai cách cơ bản sau:

+ Thứ nhất, các nước có chung biên giới và ranh giới trên biển (nếu có) thương lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia.

+ Thứ hai, đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

- Ở Việt Nam, mọi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về biên giới của Chính phủ phải được Quốc hội phê chuẩn thì điều ước quốc tế ấy mới có hiệu lực đối với Việt Nam.

b. Cách xác định biên giới quốc gia:

 Mỗi loại biên giới quốc gia được xác định theo các cách khác nhau:

* Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: Được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

- Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền bao gồm:

+ Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm (toạ độ, điểm cao), đường (đường thẳng, đường sống núi, đường cái, đường mòn), vật chuẩn (cù lao, bãi bồi).

+ Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định:

 Trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông.

 Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa sông, suối đó. Trường hợp sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên.

 Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định chính giữa cầu không kể biên giới dưới sông, suối như thế nào.

- Phương pháp để cố định đường biên giới quốc gia:

 Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới

Đặt mốc quốc giới:

 Dùng đường phát quang (Ở Việt Nam hiện nay mới dùng hai phương pháp đầu)

- Như vậy, việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền thực hiện theo ba giai đoạn là: Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế; phân giới trên thực địa (xác định đường biên giới); cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới.

* Xác định biên giới quốc gia trên biển:

 Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia hữu quan.

* Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất:

 Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

 Mặt thẳng đứng từ ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước giữa Việt Nam và quốc gia hữu quan.

* Xác định biên giới quốc gia trên không:

 Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời

 Biên giới quốc gia trên không xác định chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ, do quốc gia tự xác định và các nước mặc nhiên thừa nhận. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vùng trời Việt Nam ngày 5/6/1984 xác định: "Vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không gian ở trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các đảo của Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay, ngắn nhất khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học