Mục đích, nguyên tắc cố định vết thương gãy xương. Kể tên các loại nẹp thường dùng
Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh làm bài tập môn GDQP 11 một cách dễ dàng.
Câu 3 trang 114 Giáo dục quốc phòng lớp 11: Mục đích, nguyên tắc cố định vết thương gãy xương. Kể tên các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời xương gãy.
Trả lời:
1. Tổn thương gãy xương
- Xương bị gãy rạn, gãy rời thành nhiều mảnh...
- Da, cơ bị giập nát nhiều, có thể tổn thương mạch máu, thần kinh.
- Dễ choáng do đau đớn, mất máu.
2. Mục đích
- Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương.
- Giữ cho các đầu xương tương đối yên tĩnh.
- Phòng ngừa các tai biến.
3. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy
- Phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới chỗ gãy.
- Không đặt nẹp cứng sát vào chi thể.
- Không co kéo nắn chỉnh ổ gãy.
- Cố định nẹp vào chi tương đối chắc.
4. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy
Các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời xương gãy
- Nẹp tre
- Nẹp gỗ
- Nẹp crame
Kỹ thuật cố định tạm thời gãy xương:
Đối với các vết thương gãy xương hở, trước hết phải cầm máu cho vết thương (nếu cần thiết), băng kín vết thương, sau đó mới đặt nẹp cố định xương gãy.
- Cố định tạm thời xương bàn tay gãy, khớp cổ tay. Dùng một nẹp tre to bản hoặc nẹp Crame:
+ Đặt một cuộn băng hoặc một cuộn bông vào lòng bàn tay, để bàn tay ở tư thế nữa sấp, các ngón tay nữa sấp.
+ Đặt nẹp thẳng từ bàn tay đến khuỷu tay.
+ Băng cố định bàn tay, cẳng tay vào nẹp, để hở các đầu ngón tay để tiện theo dõi sự lưu thông của máu.
+ Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900.
- Cố định tạm thời xương cẳng tay gãy: dùng 2 nẹp tre hoặc nẹp Crame.
+ Đặt nẹp ngắn ở phía trước cẳng tay (phía lòng bàn tay) từ bàn tay đến nếp khuỷu.
+ Đặt nẹp ở phía sau cẳng tay (phía mu bàn tay) từ khớp ngón tay đến mỏm khuỷu.
+ Buộc một đoạn ở cổ tay và bàn tay, một đoạn ở trên và dưới nếp khuỷu để cố định cẳng tay, bàn tay vào nẹp.
+ Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900.
- Cố định tạm thời xương cánh tay gãy. Dùng nẹp tre hoặc nep Crame:
+ Dặt nẹp ngắn ở mặt trong cánh tay từ nép khuỷu đến hố nách.
+ Đặt nẹp dài ở ngoài cánh tay từ mõm khuỷu đến mỏm vai.
+ Buộc một đoạn ở 1/3 trên cánh tay và khớp vai, một đoạn ở trên và dưới nếp khuỷu để cố định cánh tay vào nẹp.
+ Dùng khăn tam giác hoặc băng cuộn treo cẳng tay ở tư thế gấp 900 và cuốn vài vòng băng buộc cánh tay vào thân người.
- Cố định tạm thời xương cẳng chân gãy. Dùng nẹp tre hoặc nẹp Crame:
+ Đặt nẹp ở mặt trong và mặt ngoài cẳng chân, từ gót lên tới đùi.
+ Đặt bông đệm vào các đầu xương.
+ Buộc một đoạn ở cổ và bàn chân, một đoạn ở trên và dưới gối, một đoạn ở giữa đùi cố định chi gãy vào nẹp.
- Cố định tạm thời xương đùi gãy. Dùng ba nẹp tre hoặc ba nẹp Crame:
+ Đặt nẹp sau từ ngang thắt lưng (trên mào xương chậu) đến gót chân.
+ Đặt nẹp ngoài từ hố nách đến gót chân.
+ Đặt nẹp trong từ nép bẹn đến gót chân.
+ Dùng bông đệm lót vào các đầu xương.
+ Buộc một đoạn ở cổ chân hoặc bàn chân, một đoạn ở trên và dưới gối, một đoạn ở bẹn, một đoạn ở ngang thắt lưng, một đoạn ở ngang hố nách để cố định chi gãy vào nẹp.
+ Sau đó buộc chi gãy đã cố định vào chi lành ở cổ chân, gối và đùi trước khi vận chuyển.
+ Trường hợp cố định bằng nẹp Crame cũng làm tương tự như cố định bằng nẹp tre.
+ Đối với các trường hợp gãy xương đùi, mặc dù đã được cố định đều phải được vận chuyển bằng cáng cứng.
Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay, ngắn nhất khác:
- Câu 1 trang 114 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Mục đích, nguyên tắc cầm máu tạm thời, phân biệt các loại chảy máu.
- Câu 2 trang 114 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Các biện pháp cầm máu tạm thời.
- Câu 4 trang 114 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Nguyên nhân gây ngạt thở, mục đích hô hấp nhân tạo.
- Câu 5 trang 114 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Những việc cần làm ngay khi gặp nạn nhân ngạt thở.
- Câu 6 trang 114 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Tin học 11 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải Giáo dục quốc phòng 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều