Điều kiện và cách tiến hành luyện tập bắn mục tiêu cố định
Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh làm bài tập môn GDQP 11 một cách dễ dàng.
Câu 4 trang 90 Giáo dục quốc phòng lớp 11: Điều kiện và cách tiến hành luyện tập bắn mục tiêu cố định.
Trả lời:
Điều kiện bài bắn.
- Mục tiêu: Bia số 4a màu đen tượng trưng cho tên địch (rộng 0,4m, cao 0,5m) có vòng tính điểm, được dán trên khung bia có kích thước 0,75m x 0,75m.
+ Cự li bắn 100m.
+ Tư thế bắn: Nằm bắn có bệ tì.
+ Phương pháp bắn: Phát một.
+ Thời gian bắn: 5 phút.
+ Thành tích:
Giỏi: Từ 25 đến 30 điểm.
Khá: Từ 20 đến 24 điểm.
Trung bình: Từ 15 đến 19 điểm.
Yếu: Dưới 15 điểm.
Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm.
- Căn cứ: Khi chọn thước ngắm, điểm ngắm phải đảm bảo sao cho khi bắn đường đạn trung bình trúng giữa hoặc gần giữa mục tiêu. Muốn vậy phải căn cứ vào:
+ Cự li bắn.
+ Tính chất mục tiêu.
+ Độ cao đường đạn trung bình so với đường ngắm ở từng cự ly bắn.
+ Điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
+ Điều kiện thời tiết, góc tà.
- Cách chọn: Tùy theo từng điều kiện bắn cụ thể để chọn thước ngắm, điểm ngắm cho phù hợp. Khi chọn thước ngắm có thể chọn thước ngắm tương ứng vói cự ly bắn hoặc chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn.
Thông thường, khi chọn thước ngắm thường chọn thước ngắm tương ứng với cự ly rồi chọn điểm ngắm vào chính giữa mục tiêu.
Khi cần chọn điểm ngắm thấp hơn điểm định bắn trúng phải chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn, sao cho khi bắn độ cao của đường đạn trung bình trên đường ngắm ở cự ly đó bằng hoặc gần bằng chiều cao từ điểm ngắm đến điểm định bắn trúng.
Để dễ ngắm bắn đồng thời vẫn đảm bảo bắn trúng mục tiêu, khi bắn vào các mục tiêu thấp (tên địch nằm bắn, đứng bắn trong công sự) thường chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn rồi ngắm vào chính giữa mép dưới mục tiêu. Bắn vào các mục tiêu cao to (tên địch đứng, quỳ ngoài công sự) thường chọn thước ngắm tương ứng với cự ly bắn rồi ngắm vào chính giữa mục tiêu.
Khi chọn thước ngắm, điểm ngắm vào mục tiêu bia số 4 theo điều kiện tập nếu:
+ Chọn thước ngắm 1 (độ cao đường đạn so với đường ngắm bằng không) thì phải chọn điểm ngắm ở chính giữa mục tiêu.
+ Chọn thước ngắm 2 (độ cao đường đạn so với đường ngắm là 12cm) thì phải chọn điểm ngắm ở giữa vòng số 8.
+ Chọn thước ngắm 3 (độ cao đường đạn so với đường ngắm là 28cm) thì phải chọn điểm ngắm ở chính giữa mép dưới của mục tiêu.
Cách thực hành tập bắn.
* Tổ chức thực hành bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện cho học sinh nắm chắc và thực hiện tốt động tác bắn cơ bản, kĩ năng bắn trúng, chụm vào mục tiêu cố định ban ngày.
- Yêu cầu:
+ Tích cực, tự giác tập luyện.
+ Thực hiện tốt động tác, nâng cao kỹ năng ngắm bắn.
+ Xây dựng tâm lí vững vàng, tự tin.
- Phương pháp:
+ Tại vị trí chờ đợi, người tập nghe thấy chỉ huy goi tên mình thì hô “Có”. Khi có lệnh vào vị trí thì hô “Rõ”, sau đó đi đều vào vị trí tập bắn cách bệ tì khoảng 1,5m thì dừng lại.
Nghe lệnh “Nằm bắn”, người tập làm động tác nằm chuẩn bị bắn, sau đó thực hành ngắm bắn vào mục tiêu. Cứ như vậy, người tập làm động tác ngắm bắn vào mục tiêu 4- 5 phát hoặc đến hết thời gian quy định.
Nghe lệnh “Thôi bắn, tháo đạn, khám súng - Đứng dậy”, người tập làm động tác tháo đạn, khám súng, sau đó làm động tác đứng dậy.
Nghe lệnh “Về vị trí”, người tập làm động tác quay đằng sau, đi đều về vị trí quy định.
- Vị trí và hướng tập: Mỗi bệ cách nhau 3m hướng về phía tây.
- Vật chất: Súng AK, bia số 4, bao cát, kính kiểm tra.
- Kí tín hiệu luyện tập: Khẩu lệnh trực tiếp của GV.
- Người phụ trách: Tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, phó trung đội trưởng quản lý các bộ phận. GV quản lý chung và sửa sai.
Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay, ngắn nhất khác:
- Câu 1 trang 90 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Thế nào là đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng, ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn.
- Câu 2 trang 90 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Thực hiện động tác nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn.
- Câu 3 trang 90 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu bài bắn mục tiêu cố định.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Tin học 11 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải Giáo dục quốc phòng 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều