Trường hợp nào dưới đây thể hiện/ không thể hiện sự khách quan, công bằng? Vì sao

Luyện tập 2 trang 22 GDCD 9: Trường hợp nào dưới đây thể hiện/ không thể hiện sự khách quan, công bằng? Vì sao?

a) Vì thấy đa số các bạn ủng hộ ý kiến của T nên M cũng ủng hộ mặc dù biết rằng đó là ý kiến sai.

b) Mặc dù ông B hàng xóm là ân nhân của gia đình V nhưng bố mẹ V vẫn không ủng hộ một số việc làm vi phạm pháp luật của ông.

c) Trong gia đình G, chỉ có mẹ và chị gái G làm công việc nội trợ.

d) P và M chơi thân với nhau. Trong buổi lao động trồng cây ở vườn trường, P đã cố ý phân công cho M công việc nhẹ nhàng.

e) Chị gái của H được cộng điểm ưu tiên vào đại học vì là người dân tộc thiểu số.

g) Mặc dù có sự chênh lệch về nội dung và hình thức giữa tập san của các tổ, K vẫn cho điểm bằng nhau vì không muốn làm mất lòng các bạn ở tổ có tập san kém hơn.

Trả lời:

- Trường hợp a) Hành vi của M thể hiện sự thiếu khách quan, vì: M biết ý kiến của T sai, nhưng M không dũng cảm phản ánh cái sai đó, không dám đưa ra ý kiến của bản thân mà lại dựa theo số đông.

- Trường hợp b) Hành vi của bố mẹ V thể hiện sự khách quan, công bằng. Vì: bố mẹ V đã có sự nhìn nhận, đánh giá các việc làm của ông B một cách khách quan, không để tình cảm riêng tư chi phối.

- Trường hợp c) Đây là biểu hiện của thiếu công bằng. Vì: trong gia đình G đã có sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính (cụ thể: công việc nội trở chỉ dành cho nữ giới).

- Trường hợp d) P đã có hành vi thiếu công bằng, vì: P đã cố ý phân công công việc nhẹ nhàng cho M (bạn thân của mình).

- Trường hợp e)  Việc cộng điểm ưu tiện cho HS dân tộc thiểu số là biểu hiện công bằng. Vì: Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế; thông tin liên lạc và cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu hơn so với các khu vực khác trong cả nước; mặt khác, do kinh tế khó khăn và nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con, em. Do đó, việc nhà nước Việt Nam ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Những chính sách ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

- Trường hợp g) Hành vi của K là thiếu khách quan và công bằng, vì: K đã đánh giá không đúng sản phẩm của các nhóm, cụ thể: những tập san có chất lượng kém vẫn bằng điểm so với các tập san có chất lượng tốt.

Lời giải GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác