Giáo án Chuyên đề Mĩ thuật 12 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Chuyên đề học tập Mĩ thuật 12

Tài liệu Giáo án Chuyên đề Mĩ thuật 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án Chuyên đề học tập Mĩ thuật 12 theo chương trình sách mới.

CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH VẼ HÌNH HOẠ 3

Bài 1: VẼ KHỐI MẮT, MŨI, MIỆNG, TAI

(Thời gian thực hiện: 5 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Hiểu được đặc điểm cấu trúc, tỉ lệ của khối mắt, mũi, miệng, tai trên tượng chân dung.

2. Năng lực

– Biết sắp xếp bố cục và thể hiện được khối mắt, mũi, miệng, tai.

– Phân tích và giải quyết được mối quan hệ giữa ánh sáng, hình và khối mắt/ mũi/ miệng/ tai trong không gian.

3. Phẩm chất

– Có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện bài.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV.

– Một số ảnh chụp các bài hình hoạ vẽ khối mắt, mũi, miệng, tai (nếu có).

– Máy chiếu (nếu có).

– Mẫu tượng khối mắt, mũi, miệng, tai; vải và bục bày mẫu.

– Yêu cầu phòng học chức năng đầy đủ ánh sáng (phòng tối thiểu là 30m2 , với ánh sáng 45 độ từ phía trên rọi xuống vật mẫu).

2. Học sinh

– Giấy crô-ki khổ 30 × 40 cm (A3), bảng vẽ khổ 40 × 60cm (A2), bút chì, tẩy, que đo, dây dọi, kẹp giấy.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.

HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng dẫn của GV.

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu hình khối mắt, mũi, miệng, tai

a) Mục tiêu

– Giúp HS hiểu được khối mắt, mũi, miệng, tai (khối chi tiết).

– Hướng dẫn HS nắm được sự tác động của ánh sáng vào vật mẫu.

b) Nội dung

– Tổ chức cho HS tìm hiểu và thảo luận về hình khối mắt, mũi, miệng, tai.

– Cho HS quan sát, nêu cảm nhận về hình khối và ánh sáng ở các hình ảnh trong SGK trang 6 và các hình ảnh do GV sưu tầm (nếu có).

c) Sản phẩm

– Giúp HS có kiến thức về hình khối mắt, mũi, miệng, tai (khối chi tiết).

d) Tổ chức thực hiện

– Chia nhóm, yêu cầu HS trình bày hiểu biết của mình theo câu hỏi trong SGK trang 6: Quan sát các bài vẽ trên, hãy cho biết ánh sáng trên các diện, khối của mẫu được diễn tả như thế nào?

+ Nhóm 1: Trình bày ánh sáng trên diện, khối của khối mắt.

+ Nhóm 2: Trình bày ánh sáng trên diện, khối của khối mũi.

+ Nhóm 3: Trình bày ánh sáng trên diện, khối của khối miệng.

+ Nhóm 4: Trình bày ánh sáng trên diện, khối của khối tai.

Gợi ý:

+ Vị trí mí mắt trên; chiều ngang tổng tính từ tuyến lệ của mắt cho tới đuôi mắt; vị trí mí mắt dưới; nhãn cầu (hơi cong như một phần của khối cầu); vị trí bọng mắt trên; vị trí bọng mắt dưới. Mỗi vị trí khi có ánh sáng tác động đều có 3 độ đậm – nhạt khác nhau.

+ Vị trí của khối mũi, sống mũi, chóp mũi, 2 cánh mũi, đáy mũi, 2 hốc mũi. Sống mũi là nơi tiếp xúc ánh sáng mạnh, hốc mũi là diện bị che khuất nên không nhận nguồn sáng.

+ Vị trí môi trên; vị trí môi dưới; vị trí đỉnh cằm; vị trí nhân trung. Mỗi vị trí khi có ánh sáng tác động đều có 3 độ đậm – nhạt khác nhau.

+ Vị trí vành tai ngoài (tính từ đỉnh tai, vành tai, dái tai); vị trí chân tai; vị trí rãnh tai. Mỗi vị trí khi có ánh sáng tác động đều có 3 độ đậm – nhạt khác nhau (riêng vị trí rãnh thường không nhận được ánh sáng).

– Lưu ý chung: Khi quan sát ánh sáng diễn biến trên các diện, khối của vật mẫu, cần nheo mắt lại để nhìn đậm – nhạt chính xác. Các phần tiếp giáp giữa 2 vị trí hoặc giữa diện này với diện khác thường tạo ra độ đậm và nhạt tương đối rõ nét.

– Trên cơ sở ý kiến HS trình bày, GV chốt ý theo nội dung trong SGK: Khi ánh sáng chiếu vào mẫu, các mảng đậm – nhạt trên vật mẫu có diễn biến khác nhau. Mảng, diện ở phía trước sẽ rõ hơn mảng, diện phía sau. Ánh sáng tác động vào vật mẫu được thể hiện ở 3 mức độ: sáng, trung gian, tối. Mỗi mức độ lại có 3 độ đậm – nhạt nhưng chuyển biến nhẹ hơn.

Nội dung 2: Tìm hiểu về cấu trúc hình, khối của khối mắt, mũi, miệng ở các hướng nhìn

a) Mục tiêu

– Hướng dẫn HS hiểu được đặc điểm của mẫu khi thay đổi hướng nhìn.

b) Nội dung

– Tổ chức cho HS tìm hiểu và thảo luận về cấu trúc hình khối mắt, mũi, miệng, tai.

– Cho HS quan sát, nêu cảm nhận về hình ảnh trong SGK trang 7 và các hình ảnh GV sưu tầm (nếu có).

c) Sản phẩm

– Giúp HS hiểu được sự khác nhau của vật mẫu khi thay đổi các hướng nhìn.

d) Tổ chức thực hiện

– Giao nhiệm vụ cho HS và mời các nhóm lên trình bày theo nội dung: Cấu trúc hình, khối của khối mắt, mũi, miệng ở các hướng nhìn khác nhau như thế nào?

– Gợi ý: Hướng chính diện là hướng nhìn thấy đầy đủ cấu trúc chi tiết của các bộ phận, có tính cân xứng. Hướng nhìn nghiêng 3/4 là hướng nhìn mà các bộ phận như đầu mắt, cánh mũi, khoé môi bị che khuất 1/4. Hướng nhìn nghiêng 1/2 là hướng nhìn mà các bộ phận như đầu mắt, cánh mũi, khoé môi bị che khuất 1/2. Sự thay đổi góc nhìn sẽ kéo chiều hướng của diện, khối thay đổi theo.

 

 

 

 

 

− Khi nhóm HS trình bày, các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn những thông tin liên quan đến nội dung.

− Lắng nghe, ghi nhớ, củng cố kiến thức, nêu câu hỏi (nếu có).

 

− HS/ nhóm HS trình bày theo định hướng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Các nhóm cử đại diện lên trình bày theo hướng dẫn của GV.

 

 

2. LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

Nội dung 1: Chuẩn bị dụng cụ

a) Mục tiêu

– Giúp HS biết lựa chọn và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ.

b) Nội dung

– Nhắc nhở HS chuẩn bị dụng cụ vẽ: giá vẽ (nếu có), bảng vẽ, giấy vẽ khổ 30 × 40 cm, bút chì, tẩy, que đo, dây dọi,…

– Hướng dẫn hoặc thị phạm để HS quan sát và biết cách lựa chọn, sử dụng dụng cụ.

c) Sản phẩm

– Giúp HS biết lựa chọn đúng và đủ dụng cụ cần chuẩn bị.

d) Tổ chức thực hiện

– Giới thiệu cho HS các dụng cụ cần thiết cho bài vẽ.

– Hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ vẽ và chọn mẫu vẽ.

– Cho HS xem một số bài vẽ mẫu và chuẩn bị vẽ.

Nội dung 2: Đặt mẫu

a)Mục tiêu

– Giúp HS có kiến thức về cách đặt mẫu và chọn góc vẽ phù hợp.

b) Nội dung

– Tiến hành đặt mẫu ở nơi có nguồn sáng phù hợp.

– Hướng dẫn HS lựa chọn góc vẽ phù hợp.

c) Sản phẩm

Giúp HS có kiến thức về cách đặt mẫu và biết lựa chọn góc vẽ phù hợp.

d) Tổ chức thực hiện

– Chọn mẫu và lựa chọn nơi có nguồn sáng phù hợp để đặt mẫu. Gợi ý: nguồn sáng khoảng 45 độ, có thể đóng một bên cửa chính, mở cửa sổ.

– Sắp đặt mẫu để HS có nhiều vị trí vẽ và bố cục hợp lí.

– Sử dụng kết hợp vải mẫu để tạo bố cục, màu sắc, đậm – nhạt, không gian.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Nghe hướng dẫn của GV.

– Chuẩn bị dụng cụ và chọn mẫu vẽ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Theo dõi và ghi nhớ cách GV đặt mẫu vẽ.

Nội dung 3: Các bước vẽ khối mắt/ mũi/ miệng/ tai

a) Mục tiêu

– Giúp HS biết các bước và vẽ được khối phạt mảng mắt/ mũi/ miệng/ tai.

b) Nội dung

– Hướng dẫn HS quan sát mẫu và chọn góc vẽ.

– Hướng dẫn hoặc thị phạm để HS quan sát và nắm được các bước thực hiện.

– Cho HS thực hành vẽ khối phạt mảng.

c) Sản phẩm

– Giúp HS nắm được các bước và thực hành vẽ được khối phạt mảng mắt/ mũi/ miệng/ tai.

d) Tổ chức thực hiện

– Cho HS tham khảo một số SPMT minh hoạ liên quan tới bài học.

– Giao nhiệm vụ thực hành cho HS.

– Bài tập thực hành: HS lựa chọn 2 trong 4 khối chi tiết mắt, mũi, miệng, tai để thể hiện bài vẽ bằng chất liệu chì trên giấy vẽ hình hoạ khổ A3.

Ghi chú: GV bày 2 mẫu độc lập cho HS tự chọn 1 trong 2 mẫu để vẽ. Mỗi mẫu bày khoảng 2 tiết. Các tiết học khác nhau phải đảm bảo nguồn ánh sáng chiếu trên mẫu giống nhau.

– Hướng dẫn HS thực hành:

+ Bài thực hành 1: Vẽ khối mắt (quan sát các bước vẽ khối mắt chi tiết trong SGK trang 9).

+ Bài thực hành 2: Vẽ khối mũi (quan sát các bước vẽ khối mũi chi tiết trong SGK trang 10).

+ Bài thực hành 3: Vẽ khối miệng (quan sát các bước vẽ khối miệng chi tiết trong SGK trang 11).

+ Bài thực hành 4: Vẽ khối tai (quan sát các bước vẽ khối tai chi tiết trong SGK trang 11 và 12).

– Khi HS thực hành, GV bao quát lớp, lưu ý các kĩ năng:

+ Chọn vị trí dễ quan sát, không bị che khuất tầm nhìn.

+ Sửa tư thế dùng que đo, dây dọi cho đúng phương pháp.

+ Yêu cầu dựng hình đúng tỉ lệ bằng cách sử dụng nét phác bằng đường thẳng, nét kỉ hà.

+ Liên tục so sánh tỉ lệ giữa các mảng, diện; thỉnh thoảng để bài ra xa quan sát.

+ Yêu cầu vẽ đậm – nhạt có tương quan lớn; phân loại 3 độ đậm – nhạt lớn: sáng, tối, trung gian; làm rõ đặc điểm của mẫu để hoàn thiện bài vẽ.

– Nhắc lại phần Ghi nhớ trong SGK trang 12 để củng cố kiến thức cho HS.

 

 

 

 

 

– Quan sát các góc nhìn khác nhau.

– Quan sát mẫu và chọn góc vẽ.

– Thực hành dựng hình.

– Thực hành vẽ đậm – nhạt (đánh bóng).

3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a) Mục tiêu

– Hướng dẫn HS trưng bày, nhận xét, phân tích được sản phẩm của mình và của bạn.

b) Nội dung

– Hướng dẫn HS quan sát SPMT.

– Tổ chức cho HS thảo luận theo gợi ý trong SGK, trang 13.

c) Sản phẩm

– Giúp HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d) Tổ chức hoạt động

– Lựa chọn SPMT mà HS đã thực hiện để trưng bày theo hình thức nhóm (lần lượt trưng bày, nhận xét, phân tích, đánh giá từng nhóm).

– Định hướng câu hỏi theo nội dung:

+ Trình bày đặc điểm về hình khối, tỉ lệ, đường hướng của khối mắt/ mũi/ miệng/ tai.

+ Nêu yếu tố tạo hình cơ bản trong bài vẽ khối mắt/ mũi/ miệng/ tai.

+ Trình bày các bước thực hiện vẽ khối mắt/ mũi/ miệng/ tai.

Lưu ý: Tuỳ vào số HS thực tế của lớp học, GV tổ chức thảo luận theo cá nhân hoặc theo nhóm.

 

 

 

 

 

– Trưng bày, chia sẻ sản phẩm đã thực hiện và thảo luận theo câu hỏi trong SGK trang 13.

 

– Phân tích sản phẩm theo nội dung thảo luận thực tế của từng nhóm.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Xem thêm giáo án Chuyên đề lớp 12 Kết nối tri thức các môn học hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác