Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức Một vài ứng dụng của hàm số bậc nhất trong tài chính

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Hiểu một vài ứng dụng của hàm số bậc nhất trong tài chính như cách xây dựng công thức của hàm chi phí và hàm khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với hàm số bậc nhất trong tài chính.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.

- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để giải thích được các tính chất của hàm số bậc nhất để áp dụng trong tài chính.

- Mô hình hóa toán học: Mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán tài chính gắn với hàm số bậc nhất.

- Giải quyết vấn đề toán học: Sử dụng các tính chất của hàm số bậc nhất để tính toán các bài toán tài chính, thu, chi, khấu hao,…

- Giao tiếp toán học: Đọc, hiểu thông tin toán học.

- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Sử dụng máy tính cầm tay.

3. Phẩm chất

- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,...

2 - HS:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay).

c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS sử dụng internet, hoặc từ hiểu biết của HS để:

+ Thu thập số liệu về giá cước của một số gói dịch vụ truyền hình, gói internet phổ biến.

+ Thu thập số liệu về giá tiền và công suất tiêu thụ điện của một số loại ti vi, tủ lạnh phổ biến dành cho gia đình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số ứng dụng của hàm số bậc nhất trong tài chính. Đây là những ứng dụng rất thực tế và hữu ích trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về hàm số bậc nhất, chúng ta cần vận dụng những kiến thức đã học về hàm số này. Các em hãy nhớ lại những kiến thức đã học để có thể làm tốt các bài tập trong bài học hôm nay nhé”.

=> MỘT VÀI ỨNG DỤNG CỦA HÀM SỐ BẬC NHẤT TRONG TÀI CHÍNH

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Ứng dụng của hàm số bậc nhất trong tài chính

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết và phân tích được một số bài toán tài chính liên quan đến hàm số bậc nhất

- Ứng dụng hàm số bậc nhất để giải các bài toán tài chính đó.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ1, 2; Vận dụng và các Ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được cách sử dụng hàm số bậc nhất để giải các bài toán tài chính.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện yêu cầu của HĐ1

+ GV có thể cho các nhóm trình bày đáp án vào giấy A0, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng thuyết trình về đáp án của nhóm mình.

+ GV quan sát, nhận xét và chữa bài chi tiết cho HS.

-> GV cho HS rút ra kết luận về việc sử dụng hàm số bậc nhất để xây dựng công thức của hàm chi phí.

+ GV chỉ định một số HS nêu ý kiến, sau đó GV tổng hợp kết quả và nêu kết luận chung.

Ứng dụng của hàm số bậc nhất trong tài chính

HĐ1

a) Công ty A:

y = 110000.x + 150000

Công ty B: y = 120000x

b) Chi phí sử dụng trong 18 tháng công ty A

110000.8+150000=1030000 đồng

Chi phí sử dụng trong 18 tháng của công ty B

120000.8 = 960000 đồng

c) Để biết được số tháng sử dụng mà cả chi phí của công ty A và B bằng nhau ta xét:

110000x+150000=120000.x

<=> 10000.x = 150000

<=> x = 15

Vậy sau 15 tháng thì chi phí sử dụng của hai công ty bằng nhau.

d)

Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức Một vài ứng dụng của hàm số bậc nhất trong tài chính

Ta thấy 3 năm = 36 tháng. Do đó nếu sử dụng dịch vụ trong 36 tháng thì nên chọn dịch vụ của công ty A để tiết kiện chi phí hơn.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 8 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học