Giáo án Toán 8 Bài 4: Hình lăng trụ đứng (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Toán 8 KNTT Xem thử PPT Toán 8 KNTT Xem thử Giáo án Toán 8 CTST Xem thử Giáo án Toán 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 8 (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS nắm vững và nêu lên được các yếu tố của hình lăng trụ đứng (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao)
- Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy. Củng cố khái niệm song song.
2. Kỹ năng: - Biết cách vẽ theo 3 bước (vẽ đáy, vẽ mặt bên, vẽ đáy thứ 2)
3. Thái độ: GD tính thực tế của toán học. tích cực học tập tự giác
4. Phát triển năng lực: Nhận biết biết hình trong không gian.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: mô hình hình lăng trụ đứng, thước.
2. Học sinh: thước thẳng, ôn tập lại khỏi niệm hai đường thẳng song song
C. Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,...
D. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: GV đặt vấn đề vào bài
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động |
||
Đưa đề bài kiểm tra 15’ có tranh vẽ hình hộp chữ nhật lên bảng phu Yêu cầu HS làm bài vào giấy |
HS làm bài trên giấy |
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH 1. Hãy ghi tên: - Hai mặt phẳng ssong với nhau(2đ) - Hai mp vuông góc với nhau.(2đ) 2. Giả sử AB = 4cm, BC = 3cm, AE = 2cm. Hãy tính: a) Độ dài đoạn AC? AG? (3đ) b) Thể tích hình hộp chữ nhật trên? (3đ) |
2: Giới thiệu bài mới (1’) |
||
Ta đã học về hình hộp cnhật, hình lập phương, đó là các dạng đặc biệt của hình lăng trụ đứng. Vậy thế nào là hình lăng trụ đứng? |
HS nghe GV trình bài và ghi bài. |
§4. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
Treo tranh vẽ sẳn hình lăng trụ lên bảng và hỏi: Hãy quan sát cho kỹ và xem hình lăng trụ này có đặc điểm gì? GV hướng dẫn cách vẽ hình lăng trụ theo ba bước: + Vẽ một đáy. + Vẽ các đường song song. + lấy các điểm tương ứng rồi nối lại. Cách gọi tên hình lăng trụ? GV gợi ý: Gọi theo đáy? Gọi theo cạnh bên so với đáy? ⇒ Kết hợp cả hai cách gọi |
HS ghi bài HS quan sát tranh vẽ và thay nhau trả lời về các đặc điểm: mặt đáy, cạnh bên, mặt bên… HS ghi bài HS luyện tập vẽ hình lăng trụ theo hướng dẫn của GV. HS suy nghĩ HS gọi tên theo đáy: tam giác, tứ giác… Lăng trụ đứng, xiên. HS tập gọi tên các loại lăng trụ |
1. Hình lăng trụ đứng: trên hình vẽ là lăng trụ đứng có: - Các đỉnh: A, B, C, D, A1, B1, C1, D1. - Các mặt bên: ABB1A1, CDD1C1, … là các hcn. - Các cạnh bên AA1, BB1, CC1, DD1 song song và bằng nhau. - Hai đáy là 2 mặt ABCD, A1B1C1D1 chúng bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song. trụ được gọi là lăng trụ đứng, lúc đó cạnh bên đồng thời là đường cao. - Nếu đáy của lăng trụ đứng là đa giác đều thì đó là một lăng trụ đều. |
Treo tranh vẽ sẳn hình hộp. Nêu định nghĩa hình hộp và nói: có thể nêu định nghĩa hình hộp theo ba cách Tính chất của hình hộp? Có mấy mặt, là hình gì? Các mặt chéo? Hai mặt chéo cắt nhau theo giao tuyến OO’ ssong với các cạnh bên hình hộp. Các trường hợp đặc biệt: hình hộp chữ nhật, hình lập phương. |
HS quan sát tranh Tập dịnh nghĩa theo ba cách và ghi bài HS suy nghĩ HS quan sát tranh và trả lời HS nghe giảng và ghi bài HS nêu các trường hợp đặc biệt của hình hộp. |
2. Hình hộp: - Hình hộp là một hình lăng trụ có đáy là hình bình hành. - Hình hộp là hình không gian có 6 mặt + Các mặt (ACC’A’), (BDD’B’) là các mặt chéo (cũng là hình bình hành) + Một hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhựt là hình hộp chữ nhât. + Hình lập phương là hình hộp chữ nhât có 6 mặt đều là hình vuông. |
Hoạt động 3: Luyện tập |
||
GV hướng dẫn HS vẽ theo ba bước như trên |
HS vẽ lăng trụ theo hướng dẫn |
Vẽ lăng trụ lục giác đều. Vẽ lăng trụ tam giác đều |
Bài tập 19 (tr108-SGK) (Giáo viên phát PHT cho các nhóm) |
||
Hoạt động 4: Vận dụng |
||
- Học kỹ từng khỏi niệm: nói rõ sự khác nhau giữa lăng trụ xiên, lăng trụ đứng, lăng trụ đều, hình hộp, hình hộp chữ nhật. - Làm bài tập 1 (trang 90 – sgk) |
HS nghe dặn HS đọc qua bài 1 ghi chú |
|
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khỏi quát nội dung bài học Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao |
Làm bài tập phần mở rộng. |
5. Hướng dẫn học sinh tự học (2P)
- Học theo SGK, chú ý cách vẽ hình lăng trụ đứng.
- Làm bài tập 20, 21, 22 (tr108, 109 SGK)
Xem thử Giáo án Toán 8 KNTT Xem thử PPT Toán 8 KNTT Xem thử Giáo án Toán 8 CTST Xem thử Giáo án Toán 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 8 Bài 1: Hình hộp chữ nhật
- Giáo án Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật
- Giáo án Toán 8 Luyện tập (trang 104-105)
- Giáo án Toán 8 Bài 5: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
- Giáo án Toán 8 Bài 6: Thể tích của hình lăng trụ đứng
- Giáo án Toán 8 Luyện tập (trang 115-116)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)