Giáo án Toán lớp 4 bài Tính chất kết hợp của phép nhân (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Toán 4 KNTT Xem thử Giáo án Toán 4 CTST Xem thử Giáo án Toán 4 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 4 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giúp học sinh:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
GV: - SGK + Bảng phụ kẻ sẵn bảng số (SGK / 60).
HS: - SGK + vở ô li
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng thực hiên tính giá trị của biểu thức: a) 63 100 : 10 b) 960 1000 : 100 - Nhận xét, đánh giá HS. |
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. a) 63 100 : 10 = 6300 : 10 = 630 b) 960 1000 : 100 = 960 000 : 100 = 96 000 |
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài. |
- Lắng nghe |
12p |
2. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân: * So sánh giá trị của các biểu thức - GV ghi biểu thức:(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức, rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau. * Giới thiệu tính chất kết hợp. - Treo lên bảng bảng số. - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) . ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 3, b = 4, c = 5 ? ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 5, b = 2, c = 3 ? ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 4, b = 6, c = 2 ? ? Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a x (b x c) ? - Ta có thể viết: (a x b) x c = a x (b x c). ? Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể làm như thế nào? - GV yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất kết hợp của phép nhân lên bảng. |
- HS theo dõi. - HS tính và so sánh: (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24 Và 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24 Vậy (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4) - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng. - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 60. - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 30. - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 48. - Giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn bằng giá trị của biểu thức a x (b x c). - HS đọc: (a x b) x c = a x (b x c). - Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. |
18p |
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tính bằng hai cách (theo mẫu): - Viết lên bảng biểu thức: 2 x 5 x 4 ? Biểu thức có dạng là tích của mấy số ? ? Có những cách nào để tính giá trị của biểu thức ? - Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo hai cách. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài bạn. - Nhận xét, chốt bài. ? Em vận dụng theo tính chất nào để làm bài tập 1? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - HS đọc biểu thức. - Có dạng là tích có ba số. - Có hai cách: + Lấy tích của số thứ nhất và số thứ hai nhân với số thứ ba. + Lấy số thứ nhất nhân với tích của số thứ hai và số thứ ba. - 2 HS làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở. + Cách 1: 4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3 = 60 + Cách 2: 4 x 5 x 3 = 4 x ( 5 x 3) = 60 - Nối tiếp nhau đọc bài làm. - Nhận xét bài bạn. - Vận dụng theo tính chất kết hợp của phép tính nhân. |
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Viết lên bảng biểu thức: 13 x 5 x 2 - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức theo hai cách. ? Theo em, trong hai cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn, Vì sao ? - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - Gọi HS đọc bài. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - Nhận xét, chốt bài. ? Để tính được giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất ta làm thế nào? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. - HS đọc biểu thức. - 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện theo một cách: 13 x 5 x 2 = (13 x 5) x 2 = 65 x 2 = 130 13 x 5 x 2 =13 x (5 x 2) = 13 x 10 = 130 - Trong hai cách trên cách thứ hai thuận tiện hơn vì khi tính theo cách này ở các bước nhân thứ hai chúng ta thực hiện nhân với 10, kết quả chính bằng tích của lần nhân thứ nhất thêm một chữ số 0 vào bên phải. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a) 13 x 5 x 2 = 13 x ( 5 x 2) = 130 5 x 2 x 34 = ( 5 x 2) x 34 = 340 ... - Nối tiếp nhau đọc bài làm. - Ta áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân vào thực hiện tính. |
|
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán. ? Bài toán cho ta biết những gì ? ? Bài toán hỏi gì ? - Yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét, chữa bài bảng lớp - Nhận xét, chốt cách trình bày bài toán có lời văn cho HS. |
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - Có 8 phòng học, mỗi phòng học có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 HS. - Hỏi có tất cả bao nhiêu HS đang ngồi học? - 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở. Bài giải Số bộ bàn ghế có tất cả là: 15 8 = 120 (bộ) Số học sinh có tất cả là: 2 120 = 240 (học sinh) Đáp số: 240 học sinh. |
|
4p |
C. Củng cố- dặn dò: - Gọi HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân - Nhân xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0. |
- 2 HS nhắc lại |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xem thử Giáo án Toán 4 KNTT Xem thử Giáo án Toán 4 CTST Xem thử Giáo án Toán 4 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán lớp 4 bài Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
- Giáo án Toán lớp 4 bài Đề -xi-mét vuông
- Giáo án Toán lớp 4 bài Mét vuông trang 64
- Giáo án Toán lớp 4 bài Nhân một số tự nhiên với một tổng
- Giáo án Toán lớp 4 bài Nhân một số với một hiệu
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4