Giáo án Toán lớp 4 bài Biểu thức có chứa ba chữ (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Toán 4 KNTT Xem thử Giáo án Toán 4 CTST Xem thử Giáo án Toán 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 4 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Giúp học sinh:

- Nhận biết được biểu thức đơn giản chưa ba chữ.

- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.

GV: - SGK + Bảng phụ (kẻ sẵn như phần ví dụ/ sgk).

HS: - SGK + vở ô li.

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5p

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng : Điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm.

m + n = n + ...

84 + 0 = ... + 84

a + 0 = ... + a = ...

- Nhận xét, đánh giá HS.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài làm của bạn.

m + n = n + m

84 + 0 = 0 + 84

a + 0 = 0 + a = a

1p

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài:

12p

2.Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ:

* Biểu thức có chứa ba chữ:

- Yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.

? Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?

? Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá?

- GV viết 2 vào cột Số cá của An, viết 3 vào cột Số cá của Bình, viết 4 vào cột Số cá của Cường, viết 2 + 3 + 4 vào cột Số cá của cả ba người.

- Nêu vấn đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ?

- Giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.

? Em có nhận xét gì về biểu thức này?

* Giá trị của biểu thức chứa ba chữ

? Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ?

- Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.

- Yêu cầu HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.

? Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c, muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào ?

? Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?

- Gv nhận xét, chốt bài

- 1HS đọc, lớp theo dõi.

- Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau.

- Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá.

- HS nêu tổng số cá của cả ba người trong mỗi trường hợp để có bảng số nội dung như SGK.

- Cả ba người câu được a + b + c con cá.

- 2, 3 HS nhắc lại: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.

- Biểu thức có chứa ba chữ gồm có dấu tính và ba chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số).

- HS: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9.

- Lắng nghe và nhắc lại.

- HS tìm giá trị của biểu thức a + b + c trong từng trường hợp.

- Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.

- Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.

18p

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Tính giá trị của a + b + c nếu:

- Yêu cầu HS đọc biểu thức.

? Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?

? Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?

- Nhận xét, chốt bài:

? Muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm thế nào?

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Biểu thức a + b + c.

- Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 22.

- Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 36.

- Ta chỉ việc thay chữ bằng số tương ứng rồi thực hiện tính.

Bài 2: a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ ...

- Hướng dẫn mẫu như Sgk sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, chốt bài.

? Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ?

? Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì ?

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Làm bài theo GV hướng dẫn, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

a) Nếu a = 9, b = 5, c = 2 thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 45 x 2 = 90.

b) Nếu a = 15, b = 0, c = 37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0.

- 3 HS đọc bài làm.

- Mọi số nhân với 0 đều bằng 0.

- Tính được một giá trị của biểu thức a x b x c.

Bài 3: Cho biết m = 10, n = 5, p = 2 tính ........

- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài, 3 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em một phần.

- Gọi HS đọc bài làm, nêu cách làm.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt cách tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 3 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi HS làm một ý, cả lớp làm bài vào vở.

m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17

m – (n + p) = 10 – (5 + 2 ) = 3 ...

- 3 HS đọc và nêu cách làm bài.

- Nhận xét bài bạn.

Bài 4: Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c ...

? Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta làm thế nào ?

? Vậy nếu các cạnh của tam giác là a, b, c thì chu vi của tam giác là gì ?

- Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.

- Nhận xét, chốt cách tính chu vi hình tam giác.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Ta lấy độ dài ba cạnh của tam giác cộng với nhau.

- Là a + b + c.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a) P = 5 + 4 + 3 = 12 (cm)

b) P = 10 + 10 + 5 = 25 (cm)

- Lắng nghe.

4p

C. Củng cố- dặn dò:

? Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ?

? Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép cộng.

- 2 HS nêu

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Toán 4 KNTT Xem thử Giáo án Toán 4 CTST Xem thử Giáo án Toán 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học