Giáo án Toán lớp 4 Bài 13: Làm tròn số đến hàng trăm nghìn - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Biết làm tròn và làm tròn được số đến hàng trăm nghìn.
- Năng lực ước lượng thông qua các bài toán ước lượng số.
- Năng lực giải quyết vấn đề khi áp dụng yêu cầu làm tròn số vào các bài toán thực tế.
2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Hình vẽ ở phần Khám phá.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: | |
- GV chiếu hình ảnh trong khám phá: - GV giới thiệu tình huống khám phá: “Phóng viên và Rô-bốt báo cáo về số lượng xe máy được bán ra của công ty A vào năm 2020”. - GV yêu cầu 2 HS đọc lại lời thoại của phóng viên và Rô-bốt. - GV đặt câu hỏi: “Phóng viên cho biết số lượng xe máy bán ra là bao nhiêu?”, “Rô-bốt cho biết số lượng xe máy bán ra là bao nhiêu?”, “Hai số trên giống và khác nhau ở điểm nào?” - GV đặt câu hỏi và dẫn dắt vào bài học: “Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu vào bài học hôm nay “Bài 13: Làm tròn số đến hàng trăm nghìn”. |
- HS chú ý nghe, đọc to lời thoại của hai nhân vật. - HS lắng nghe, trả lời câu hỏi: + Phóng viên cho biết số lượng xe máy bán ra là khoảng 2 700 000 xe. + Rô-bốt cho biết số lượng xe máy bán ra là 2 712 615 xe. + Số mà phóng viên và Rô-bốt đưa ra chỉ giống hàng triệu và hàng trăm nghìn; khác ở chỗ: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn ở số của phóng viên được thay bằng số 0 so với số của Rô-bốt”. - HS hình thành động cơ học tập. |
2. Hoạt động khám phá a. Mục tiêu: HS biết cách làm tròn số, áp dụng được để làm tròn số đến hàng trăm nghìn. b. Cách thức tiến hành | |
- GV chiếu lại hình ảnh trong khám phá và tia số trong SGK. - GV đặt câu hỏi: “Trên tia số, số 2 712 615 gần số 2 700 000 hơn hay gần số 2 800 000 hơn?” - GV kết luận: “Vậy khi làm tròn số 2 712 615 đến hàng trăm nghìn thì được số 2 700 000.” - GV đưa một ví dụ để yêu cầu HS ước lượng vị trí của số đã cho trên tia số, từ đó làm tròn số đến hàng trăm nghìn dựa vào tia số. Ví dụ: 2 783 211 - GV nhắc lại cách làm tròn số đến hàng chục nghìn đã học ở lớp 3: “Khi làm tròn số đến hàng chục nghìn, ta so sánh chữ số hàng nghìn với 5. Nếu chữ số so sánh bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì là tròn lên”. → GV rút ra quy tắc làm tròn số đến hàng trăm nghìn: “Khi làm tròn số đến hàng trăm nghìn, ta so sánh chữ số hàng chục nghìn với 5. Nếu chữ số đó bé hơn 5 thì ta làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.” |
- HS quan sát và trả lời: “Trên tia số, số 2 712 615 gần số 2 700 000 hơn.” - HS quan sát tia số và ước lượng vị trí của số đã cho. - HS chú ý lắng nghe, ghi vở và tiếp nhận kiến thức. - HS ghi vở và đồng thanh. + Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh. |
3. Hoạt động a. Mục tiêu: - HS áp dụng quy tắc làm tròn số để ứng dụng thực tế khi báo giá sản phẩm. - Củng cố kiến thức về hàng và lớp có kết hợp kiến thức làm tròn số. - Ôn tập kiến thức thống kê dữ liệu, đọc bảng dữ liệu. b. Cách thức tiến hành |
|
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Làm tròn giá tiền các mặt hàng sau đến hàng trăm nghìn. - GV yêu cầu HS quan sát và xác định hàng trăm nghìn và hàng chục nghìn ở mỗi số. - GV gợi mở: Số ở hàng chục nghìn bé hơn 5 hay lớn hơn 5? - GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện làm tròn giá tiền các mặt hàng đến hàng trăm nghìn. - GV gọi 3 HS đọc bài làm của mình, cả lớp so sánh và nhận xét. - GV chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 a) Chữ số 5 ở mỗi số sau thuộc hàng nào, lớp nào? 189 835 388 5 122 381 531 278 000 b) Hãy làm tròn các số trên đến hàng chục nghìn. - GV yêu cầu HS đọc đề bài, thực hiện các yêu cầu của từng câu. - GV yêu cầu 3 HS lên bảng giải bài, HS còn lại viết kết quả vào vở ghi. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Bảng số liệu dưới đây cho biết số xe máy bán ra mỗi năm từ năm 2016 tới năm 2019 của một công ty. Làm tròn số xe máy bán ra mỗi năm đến hàng trăm nghìn. Năm: Số lượng (chiếc) 2016 3 121 023 2017 3 272 353 2018 3 386 097 2019 3 254 964 - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, đọc bảng dữ liệu và thảo luận để thực hiện làm tròn số đến hàng trăm nghìn. - GV gọi một số HS đọc kết quả. - GV đặt một số câu hỏi: + Năm nào có lượng xe máy bán ra khoảng 3 400 000 chiếc? + Những năm nào có lượng xe máy bán ra gần bằng nhau? - GV chữa bài. |
- HS quan sát và suy nghĩ. - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Xe máy: 18 500 000 đồng Xe đạp: 2 100 000 đồng Điện thoại: 2 900 000 đồng - HS hoàn thành theo yêu cầu. - Kết quả: a) 189 835 388: hàng nghìn, lớp nghìn 5 122 381: hàng triệu, lớp triệu 531 278 000: hàng trăm triệu, lớp triệu b) 189 840 000 5 120 000 531 280 000 - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: 3 121 023 → 3 100 000 3 272 353 → 3 300 000 3 386 097 → 3 400 000 3 254 964 → 3 300 000 - HS lắng nghe và trả lời: + Năm 2018 có lượng xe máy bán ra khoảng 3 400 000 chiếc. + Năm 2017 và năm 2019 có lượng xe máy bán ra gần bằng nhau, khoảng 3 300 000 chiếc. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4