Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh trong chương trình.

- Nêu được biểu thức và sử dụng được khái niệm này ở các chương trình đơn giản.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

- Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.

- Giải quyết được vấn đề khi tìm hiểu và viết thuật toán, chương trình

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.

- Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Tin học 8.

- Máy tính được cài đặt phần mềm lập trình Scratch, máy chiếu. (Tiết 1)

- Phòng thực hành tin học (tiết 2).

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Tin học 8.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG

- Tiết 1 (lí thuyết): Các phần Khởi động, Khám phá và Luyện tập.

- Tiết 2 (thực hành): Phần Thực hành và phần Vận dụng.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu về câu lệnh rẽ nhánh

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi:

Hãy tìm hiểu chương trình ở Hình 1 và cho biết nếu gia đình em đi xem phim thì phải trả bao nhiêu tiền để mua vé?

Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh

Bảng 1 là giá xem phim trong thời gian khuyến mãi. Nếu đi xem phim vào các ngày trong tuần thì chương trình ở Hình 1 có tính đúng số tiền mua vé gia đình em phải trả không? Tại sao?

BẢNG GIÁ VÉ XEM PHIM

NGÀY TRONG TUẦN

(Từ thứ Hai đến thứ Sáu)

40000 đồng/ người

CUỐI TUẦN

(Từ thứ Bảy đến thứ Chủ nhật)

60000 đồng/ người

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc yêu cầu, thảo luận trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 1-2 HS báo cáo kết quả nhiệm vụ

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Đáp án: Theo chương trình ở Hình 1, nếu gia đình em đi xem phim thì phải trả 60000 x 4 = 240000 VND (với gia đình 4 người).

Nếu đi xem phim trong tuần thì phải trả 40000 x 4 = 160000 VND

→ Chương trình ở Hình 1 không tính đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh và thực hành một số chương trình đơn giản – Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh

a. Mục tiêu: HS Nếu được cấu trúc rẽ nhánh, thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh trong chương trình.

b. Nội dung: HS đọc thông tin mục 1 - SGK 84, 85 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập:

- HS nêu và ghi được vào vở kiến thức cấu trúc rẽ nhánh, câu trả lời Hoạt động Làm.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 - 6 nhóm HS, mỗi nhóm tìm hiểu về Cấu trúc rẽ nhánh

- GV có thể đặt thêm các câu hỏi để các nhóm hiểu sâu nội dung mình tìm hiểu:

+ Nêu cách tính tiền mua vé theo giá vé ở Bảng 1 bằng cách sử dụng phát biểu “Nếu….thì….”, “Nếu … thì … không”

+ Khối lệnh rẽ nhánh dạng thiếu có những thành phần nào? hoạt động như thế nào? Khối lệnh này tương đương với phát biểu (hay cách nói) nào?

+ Khối lệnh rẽ nhánh dạng đủ có những thành phần nào hoạt động như thế nào? Khối lệnh này tương đương với phát biểu (hay cách nói) nào?

+ Khối lệnh ở Hình 2 trong SGK tương ứng với Phát biểu nào? khi chạy phần mềm khối lệnh này sẽ được thực hiện như thế nào?

+ Khối Lệch ở Hình 3 trong SGK tương ứng với phát biểu nào khi chạy phần mềm chương trình khối lệnh này sẽ thực hiện như thế nào?

1. Cấu trúc rẽ nhánh

- Các ngôn ngữ lập trình luôn có cấu trúc rẽ nhánh để điều khiển máy tính thực hiện công việc khi điều kiện thoả mãn hoặc không thoả mãn.

- Trong Scratch, có hai dạng cấu trúc rẽ nhánh: dạng thiếu, dạng đủ.

Hoạt động Làm:

Bài tập 1. Thứ tự đúng là: 1 - b, 2 - a.

Bài tập 2. Thứ tự đúng là: 1- b, 2 - c, 3 - a.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học