Giáo án bài Viết trang 133 - Cánh diều

Với giáo án bài Viết trang 133 Ngữ văn lớp 8 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- HS nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp em tự đánh giá kết quả học tập cuối kì.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh như chớp” về các thể loại văn học và tên văn bản đã học trong chương trình Học kì I.

- GV kết nối với nội dung của bài ôn tập, HS thực hiện nhiệm vụ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Ôn tập phần Viết

a. Mục tiêu:Giúp HS nắm được các yêu cầu của các kiểu văn bản đã luyện viết trong sách Ngữ Văn 8, tập một.

b. Nội dung:HS sử dụng SGK, nhớ lại kiến thức đã học để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm từ câu 8 đến câu 11.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trả lời câu hỏi

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Câu 8. Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản nào? Chi ra mối quan hệ giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài.

Câu 9. Nêu yêu cầu và tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ.

Câu 10. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng ấy.

Câu 11. Các nội dung và yêu cầu của phần viết trong sách Ngữ văn 8. tập một có gì mới so với Ngữ văn 7?

Gợi ý:

Câu 8. - Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản

• Bài 1: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

• Bài 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

• Bài 3: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

• Bài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

• Bài 5: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

- Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

Câu 9.

- Yêu cầu của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ: Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,... của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.

- Tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ là giúp học sinh hiểu hơn và nắm bắt được các bước cơ bản làm thơ.

Câu 10.

- Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết: viết đoạn văn biểu cảm; viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp và phối hợp; nêu bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng; câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm thán trong văn nghị luận. 

- Mỗi bài viết đều rèn luyện những kĩ năng khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình viết văn trở nên thuận tiệt và tốt hơn. Ví dụ như "viết đoạn văn biểu cảm" phục vụ cho bài viết bộc lộ suy nghĩ về một tác phẩm văn học; "nêu bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng" phục vụ cho việc tìm kiếm, chọn lọc dẫn chứng phù hợp cho các bài văn nghị luận; "câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm thán trong văn nghị luận" rất quan trọng trong quá trình viết văn.

Câu 11.

- Trong sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản:

• Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.

• Biểu cảm: Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. Biểu cảm về con người hoặc sự việc.

• Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)

• Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

• Nhật dụng: Viết bản tường trình.

- Sách Ngữ văn 8 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản:

Kiểu văn bản

Nội dung cụ thể

Tự sự

Kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Biểu cảm

Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

Nghị luận

Viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (nghị luận xã hội) và bài phân tích một tác phẩm văn học (nghị luận văn học).

Thuyết minh

Giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách.

Nhật dụng

Kiến nghị về một vấn đề đời sống.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học