Giáo án bài Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt

- HS biết đặt nhan đề mới cho văn bản và sáng tạo một tác phẩm mới, huy động hợp lí các trải nghiệm cá nhân và kiến thức thu nhận được qua các bài học trong chương trình, qua những tài liệu tự tìm hiểu, nghiên cứu thêm

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản.

- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với bài viết.

3. Phẩm chất

- Nghiêm túc trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ

c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi:

Em hãy chia sẻ (với cô và cả lớp) về một nhan đề tác phẩm mà em thấy ấn tượng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS

- GV dẫn dắt vào bài

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trước khi viết.

- GV hướng dẫn HS thực hiện các bước theo yêu cầu:

+ Đọc những nhan đề sau và thử dự đoán về thể loạiđề tàinội dung của tác phẩm

+ Lựa chọn một thể loại mà em có thể viết (thơ, truyện, tần văn, tuỳ bút,...)

+ Huy động ý tưởng, tưởng tượng

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

NV 2 + 3

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thực hành viết bài theo các bước đã nêu ở NV1.

- Sau khi viết xong, GV hướng dẫn HS đổi bài cho nhau theo cặp đôi để chấm và nhận xét theo mẫu phiếu GV phát sẵn (Hồ sơ dạy học).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hành viết.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày bài văn của mình.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Trước khi viết

a. Đọc những nhan đề sau và thử dự đoán về thể loạiđề tàinội dung của tác phẩm:

- Cánh đồng

- Ngôi nhà có khu vườn nhỏ

- Chuyện kể trong thành phố

- Những bông huệ

- Con lừa và tôi

- Trên sa mạc và trong rừng thẳm

- Ngày cuối cùng của chiến tranh

- Món quà của mùa thu.

b. Lựa chọn một thể loại mà em có thể viết (thơ, truyện, tần văn, tuỳ bút,...).

c. Huy động ý tưởng, tưởng tượng.

- Hình dung về ý tưởng cảm xúc (nếu em định làm thơ)

- Viết tóm tắt đề cương cốt truyện: nhân vật, sự việc (mở đầu, diễn biến, kết thúc) nếu em viết truyện.

- Dự kiến một hoặc một số nhan để cho bài thơ, tác phẩm truyện,... mà em định viết

Tham khảo một số nhan đề sau đây:

+ Ngày đầu tiên của mùa thu

+ Câu chuyện trong xóm nhỏ

+ Cuộc gặp gỡ khó quên

+ Mùa hè đáng nhớ.

Lưu ý rằng, nhan đề là tín hiệu đầu tiên để dẫn dắt người đọc đến với thế giới đời sống trong tác phẩm.

2. Viết

Có thể viết một nhan đề và bắt đầu sáng tác bài thơ hay tác phẩm truyện, tùy bút, tản văn,... của em. Và em chính là người sáng tạo ra một thế giới mới của mình.

3. Chỉnh sửa

- Đọc lại tác phẩm đã viết.

- Thay đổi, sắp xếp lại một số từ ngữ, câu văn/ thơ, chi tiết, sự việc,... (nếu cần).

- Đọc lại nhan đề và có thể chỉnh sửa, thay đổi sao cho phù hợp và thú vị hơn (nếu cần).

- Rà soát chính tả và diễn đạt, nhất là cách dùng từ.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học