Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 86 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Phân biệt được sắc thái nghĩa của các từ ngữ.

- Nhận biết được sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó.

- Biết lựa chọn từ ngữ phù hợp cho câu văn, đoạn văn.

- Nhận biết và giải thích nghĩa của từ Hán Việt.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận biết, giải thích, phân biệt sắc thái nghĩa của từ và từ Hán Việt.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS chỉ ra sự khác biệt của từ “áo nâu” trong ví dụ sau đây. Dựa vào đâu để nhận biết nghĩa của từ “áo nâu” trong từng ví dụ đó?

(1)

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(2) Tôi mua biếu bà một chiếc áo nâu.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 3 HS trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, cùng một từ có thể có nhiều nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Tính nhiều nghĩa của từ là kết hợp của quá trình chuyển nghĩa. Quá trình chuyển nghĩa thường được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời chuyển nghĩa còn gắn với quá trình chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác. Để hiểu được điều này ta tìm hiểu bài mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Nêu cách phân biệt sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

- Quan sát các từ ngữ trong những cặp sau: ăn – xơi, trắng tinh – trắng hếu, vàng – vàng vọt, người lính – tên lính,..., có thể thấy giữa các từ ngữ trong mỗi cặp có sự khác biệt về sắc thái nghĩa, chẳng hạn, ăn có tính chất trung tính nhưng xơi có sắc thái trang trọng, trắng tinh có sắc thái nghĩa tích cực (tốt nghĩa) nhưng trắng hếu có sắc thái nghĩa tiêu cực (xấu nghĩa),... Có những sắc thái nghĩa cơ bản như: trang trọng – thân mật – suồng sã, tích cực – tiêu cực, tốt nghĩa – xấu nghĩa,... Trong giao tiếp, cần chú ý sử dụng từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để phát huy được hiệu quả biểu đạt.

- Nhóm từ Hán Việt thường có sắc thái nghĩa cổ kính, trang trọng hoặc khái quát, trừu tượng, khác hẳn với những từ có nghĩa tương đồng trong tiếng Việt.

+ Sắc thái cổ kính, ví dụ: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp (Huy Cận, Tràng giang). Nếu thay tràng giang bằng sông dài thì câu thơ của Huy Cận sẽ mất đi sắc thái này.

+ Sắc thái trang trọng, ví dụ: Hôm nay, phu nhân Thủ tướng đến thăm các cháu ở nhà trẻ Hoa Hồng. Cách dùng từ phu nhân (thay vì dùng từ vợ) phù hợp với vị thế của người được nói đến.

+ Sắc thái khái quát, trừu tượng, ví dụ: Các phụ huynh rất mong được biết đến kết quả học tập, rèn luyện của con em mình. Từ phụ huynh không thể thay thế bằng từ cha anh.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học