Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 53 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 53 Tập 2 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các thành phần biệt lập trong câu.
- Viết được đoạn văn hoặc bài văn có sử dụng các thành phần biệt lập trong câu.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức trò chơi Vòng quay may mắn.
- HS quan sát câu hỏi trắc nghiệm và lựa chọn đáp án đúng.
Câu 1: Trong Tiếng Việt, về cấu trúc ngữ pháp, câu có mấy thành phần chính. Đó là thành phần nào? (Hai thành phần chính. Chủ ngữ và vị ngữ)
Câu 2: Những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc nêu trong câu, gọi là thành phần gì? (Thành phần biệt lập)
Câu 3: Những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc nêu trong câu, chúng ta có thể bỏ được không? (Được. Vì nội dung thông tin của câu không thay đổi.)
Câu 4: Bên dưới con thác (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mớ những đường cong thuỷ tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vục vào lòng sông (Rô-a Đan, Xưởng Sô cô la)
- Thành phần gạch chân trong câu văn có chức năng gì? (Dùng để bổ sung thông tin cho khung cảnh "bên dưới con thác”)
Câu 5: Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên.
- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người.
Thành phần gạch chân trong 2 câu, trường hợp nào để tạo lập quan hệ giao tiếp? Trường hợp nào để duy trì quan hệ giao tiếp? (- Đào ơi: Dùng tạo lập quan hệ giao tiếp.
Ôi: Dùng để duy trì quan hệ giao tiếp)
Câu 6: Tàu Nau-ti-lơtx dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy.
- Thành phần gạch chân câu văn trên (dường như) có chức năng gì trong câu?
("dường như” biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì người nói trực tiếp cảm nhận)
Câu 7: Tại sao gọi là Thành phần biệt lập? (Là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu)
Câu 8: Thành phần biệt lập gồm những loại nào? (Thành phần phụ chú, Thành phần gọi - đáp, Thành tình thái)
Câu 9: Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: Bạn Hương (lớp 7A3) là người rất vui tính.
(- Thành phần biệt lập: lớp 7A3 - Thành phần phụ chú.)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Câu trả lời đúng của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV chốt kiến thức và dẫn vào nội dung bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội.
- Viết được đoạn văn hoặc bài văn có sử dụng biệt ngữ xã hội.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Trình bày đặc điểm của thành phần biệt lập trong câu. + Trình bày chức năng của thành phần biệt lập trong câu - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng - Thành phần biệt lập là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm các loại sau: a. Thành phần phụ chủ: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm. Ví dụ: Bên dưới con thúc (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mở những đường ống thuỷ tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vực vào lòng sông (Bô-a Đan, Xưởng Sô-cô-la). Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin cho khung cánh “bên dưới con thảo”, b. Thành phần gọi – đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp, Ví dụ: Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên: – Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, có Gió thật là tốt quá! Bà các tỉnh cả người. (Xuân Quỳnh, Cô Gái mất rằn) Trong ví dụ trên, “Đảo ơi" được dùng để hồi gọi, nhằm bắt đầu cuộc thoại. c. Thành phần cảm thán, được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói. Ví dụ Ôi, cô Gió thật là tốt quá! (Xuân Quỳnh, Có Gió mất tên) Trong câu trên, "ôi” biểu lộ cảm xúc (sự xúc động mạnh mẽ) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. d. Thành phần tình thái: được dùng để diễn là thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Ví dụ: Tàu Nam-It-lots dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy. (Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển) Trong ví dụ trên, “dường như" biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì người nói trực tiếp cảm nhận. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Ngữ Văn 8 Tốt-tô-chan (totto-chan) bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương
Giáo án Ngữ Văn 8 Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)