Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 107 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 107 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được câu hỏi tu từ.

- Hiểu được tác dụng của câu hỏi tu từ.

- Phân biệt được câu hỏi tu từ với câu nghi vấn.

- Áp dụng được câu hỏi tu từ vào cuộc sống thực tiễn.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận biết, hiểu được tác dụng của câu hỏi tu từ.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Xác định câu hỏi tu từ trong đoạn thơ sau? Và cho biết, các câu hỏi ấy có cần người trả lời hay không?

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

                                         (Hàn Mặc Tử)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Câu hỏi tu từ là một trong những phép nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn học và giao tiếp hằng ngày. Vậy cụ thể thì câu hỏi tu từ là gì? Nó có đặc điểm và tác dụng như thế nào? Trong bài học hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm và tác dụng của câu hỏi tu từ nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về câu hỏi tu từ.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức về bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Nêu cách nhận biết câu hỏi tu từ.

+ Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ.

Đọc các ví dụ sau:

a. – Có đi xem phim với tớ không?

    – Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thế này à?

b. Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời meh mà đến được?”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Nhận biết câu hỏi tu từ

a. Câu thứ nhất là câu có mục đích hỏi. Câu thứ hai có hình thức là câu hỏi nhưng lại biểu thị sự từ chối (không đi xem phim được). Vậy câu thứ hai là câu hỏi tu từ.

b. Câu “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” là câu có mục đích hỏi. Câu “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” dùng hình thức câu hỏi nhưng là để khẳng định (không thể đi chơi ở những nơi kì thú, xa xôi). Vậy câu “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” là câu hỏi tu từ.

🡪 Câu hỏi tu từ là câu hỏi được con người đặt ra nhưng lại không hướng tới việc tìm kiếm câu trả lời, hoặc nội dung câu trả lời đã có sẵn trong câu hỏi đó. 

2. Tác dụng của câu hỏi tu từ

- Trong giao tiếp, câu hỏi tu từ nhằm thu hút sự quan tâm của người nghe, làm cho lời nói thêm uyển chuyển, giàu sắc thái biểu cảm.

- Câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn học nhằm làm tăng sắc thái biểu cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa, tạo hiệu quả thẩm mĩ cho văn bản.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học