Giáo án bài Ta đi tới - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Ta đi tới Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được thể thơ, bố cục bài thơ.

- Hiểu được nội dung, thông điệp mà bài thơ muốn truyền tải.

- Nhận biết và phân tích được những chi tiết hay và đặc sắc trong bài thơ.

- Hiểu được tình cảm mà nhà thơ thể hiện trong bài.

- Vận dụng các kiến thức vào đọc hiểu văn bản.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Tố Hữu.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ta đi tới.

- Năng lực nhận diện thể thơ, các chi tiết nghệ thuật trong bài.

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời: Em biết những bài thơ nào viết về quê hương đất nước? Hãy chia sẻ về bài thơ mà em yêu thích.

- HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học: Tình cảm yêu nước thiết tha, sâu nặng và khát vọng về một đất nước vững mạnh, ấm no luôn là đề tài nóng hổi của rất nhiều nhà văn, nhà thơ yêu nước. Trong đó không thể không nhắc đến nhà thơ Tố Hữu – một nhà thơ tiêu biểu của thơ Cách mạng Việt Nam. Nổi bật là bài thơ “Ta đi tới” được nhà thơ viết vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc và suy nghĩ, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ tự do và tác giả, tác phẩm.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả, văn bản và dựa vào nội dung đã đọc ở nhà, trả lời câu hỏi sau: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu.

Giáo án bài Ta đi tới | Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, gọi HS trả lời và các HS khác bổ sung ý kiến cho bạn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đọc văn bản: đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời:

+ Phương thức biểu đạt của bài thơ.

+ Thể thơ.

+ Hoàn cảnh sáng tác.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

=> Ghi lên bảng.

- GV chia sẻ thêm:

Trong hồi ký Nhớ lại một thời của Tố Hữu, có đoạn sau đây về bài thơ “Ta đi tới”:

“Sau khi được gặp Bác (ngày 8-5-1954), tôi ra về, vừa phấn khởi vừa lo lắng về công việc của mình. Bác nói: “… kẻ thù mới sẽ hùng mạnh và hung ác hơn nhiều”, bởi vậy công tác tư tưởng sắp tới phải chú ý khắc phục tính chủ quan và nhất là tâm lý “xả hơi” ngay trong Đảng ta. Khi tôi viết câu thơ “Đây mới là bài học đầu tiên” (trong “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”) là ngắm nói tới những chiến công khác trong tương lai. Thực tế đã diễn ra đúng như tiên đoán của Bác. Cũng chính nhận định quan trọng này của Bác đã thúc giục tôi viết tiếp bài “Ta đi tới” ngay trong tháng 8/1954, vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới (…) Đây có lẽ là bài được truyền bá rộng nhất cùng với bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bài thơ cũng được truyền rất nhanh vào Nam nên khi các đoàn tập kết ra Bắc đều đã có trong tay (…) Nếu không có chiến công “lừng lẫy địa cầu” ấy và quyết tâm đi tới giải phóng hoàn toàn đất nước thì làm sao ra thơ được?”

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Tố Hữu

- (1920 – 2002) quê ở tình Thừa Thiên Huế, là nhà cách mạng, đồng thời là nhà thơ.

- Hành trình thơ Tố Hữu song song với hành trình cách mạng; mỗi tập thơ của ông luôn gắn với một giai đoạn của cách mạng Việt Nam.

- Thơ Tố Hữu thường nói về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại.

- Các tập thơ tiêu biểu của ông: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (2000).

2. Văn bản Ta đi tới

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

- Thể thơ: Thơ tự do

- Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Bài thơ vừa ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến, vừa thể hiện những suy nghĩa sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học