Giáo án bài Quang Trung đại phá quân Thanh - Cánh diều

Với giáo án bài Quang Trung đại phá quân Thanh Ngữ văn lớp 8 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nắm được những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhóm Ngô Gia Văn Phái

- HS biết được những nét chung về tác phẩm “Hoàng Lê Nhất thống chí”.

- HS hiểu được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện lịch sử.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ …) nội dung (đề tài, ý nghĩa, chủ đề, thái độ người kể trong truyện lịch sử và tiểu thuyết.

- Nhận biết được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

3. Về phẩm chất

- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc, tự hào và noi theo tấm gương các anh hùng dân tộc, nhận thức đúng đắn năng lực và phẩm chất của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai là triệu phú” và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Giai đoạn lịch sử nào được mệnh danh là: “Vua chẳng ra vua, bề tôi cũng chẳng phải bề tôi”?

A. Thời Lý

C. Cuối thời Hậu Lê

B. Thời Trần

D.Thời Tiền Lê

Câu 2: Ai là người cầu cứu viện trợ từ quân Thanh, là kẻ cõng rắn cắn gà nhà?

A. Lê Hiển Tông

C. Lê Duy Mật

B. Lê Chiêu Thống

D. Lê Dụ Tông

Câu 3: Nàng công chúa nào là nhân vật lịch sử nổi tiếng - người thông minh từ bé, diện mạo thanh tú, bản tính thùy mị, dịu dàng?

A. Ngọc Hân công chúa

C. Công chúa Huyền Trân

B. Lý Chiêu Hoàng

D. An Tư công chúa

Câu 4: Triều đại nào kéo dài nhất lịch sử phong kiến Việt Nam.

A. Thời nhà Lý

B. Thời nhà Hồ

B. Thời nhà Trần

C. Thời Hậu Lê

Câu 5: Trịnh – Nguyễn phân tranh bất phân thắng bại chọn Sông Gianh nào làm ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài?

A. Đúng

B. Sai

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Quân Thanh được sự dẫn đường của LCT đã tiến thẳng vào Thăng Long. Khi nhận được tin Nguyễn Huệ đã làm gì. Việc đó đã được nhóm tác giả họ Ngô Thì ghi lại trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” như thế nào. Ta có thể thấy trong văn học Việt Nam thời Trung đại có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được nhiều thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết. Hồi thứ 14 kể về chuyện Quang Trung đại phá quân Thanh một cách chân thực và hào hùng. Nó không chỉ vẽ lên chân dung lẫm liệt của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn làm nổi rõ thất bại thảm hại của bọn xâm lược nhà Thanh, sự đầu hàng, phản bội nhục nhã của bè lũ vua quan hèn mạt Lê Chiêu Thống, đóng đinh chúng vào lịch sử.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại truyện lịch sử và văn bản.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng sau dưới sự chuẩn bị ở nhà: Trình bày những thông tin chính về nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái?

Thông tin

Nội dung

Tên tuổi

Thời đại

Thân thế và tư tưởng

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Ngô Gia Văn Phái: Một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó hai tác giả chính là:

+ Ngô Thì Chí (1753-1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống, viết 7 hồi đầu

+ Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn, viết 7 hồi tiếp

+ Một tác giả khác cũng thuộc dòng họ Ngô Thì viết 3 hồi còn lại.

- Họ là những nhà Nho mang nặng tư tưởng trung quân, ái quốc. Ngô Thì Chí từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai. Ông cũng chính là người dâng "Trung hưng sách" bàn kế để khôi phục nhà Lê và chống lại nhà Tây Sơn.

- Họ là những cây bút trung thực và có tư tưởng tiến bộ. Họ đã phản ánh được một cách chân thực, sống động những sự kiện lịch sử dân tộc trong khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học