Giáo án bài Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết và phân tích được đặc điểm của kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên có lồng ghép các đề xuất, kiến nghị cần thiết

- HS nhận biết và phân tích được sự phối hợp các cách triển khai văn bản thông tin được thể hiện trong văn bản

- HS thấy được những thách thức trong môi trường sống của chúng ta thông qua các thông tin về cuộc sống của cư dân miền châu thổ sông Cửu Long thời điểm văn bản ra đời

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

b. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

3. Phẩm chất

- Thể hiện được thái độ quan tâm đến những vấn đề nóng hổi của cuộc sống với tinh thần chủ động, có trách nhiệm trước hiện tại và tương lai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 89)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý hiểu của em về thành ngữ “Sống chung với lũ” và nguồn gốc của thành ngữ này

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ “sống chung với lũ”? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức nhóm đôi trong vòng 2-3’

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi

* Gợi ý trả lời

- Sống chung với lũ là câu nói chỉ sự thích nghi với điều kiện sống, hoàn cảnh môi trường xung quanh, làm quen, chấp nhận những điều kiện khó khăn bất lợi mà sống chung đương đầu với nó, luôn sẵn sàng trong mọi tình thế. Nguồn gốc của thành ngữ này đến từ việc nhiều năm liền người dân đều gặp phải lũ lụt và gió bão làm tiêu tán bao tài sản, của cải lẫn mạng người. Sau quá trình đấu tranh và khắc phục khó khăn, biết không thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng lũ lụt, con người đã nghĩ ra nhiều phương án khác nhau để sống chung với lũ.

- …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, hàng năm lũ sông Mê Kông tràn về gây ngập lụt trên một diện rộng. Lũ ở ĐBSCL đem lại nhiều nguồn lợi cho người dân khu vực, nhưng lũ lụt cũng gây ra thiệt hại không nhỏ về người và của cho người dân nơi đây. Vậy nên từ bao lâu nay, người dân sống ở vùng đất này đã thích ứng với tình hình này bằng cách “sống chung với lũ”. Vậy, việc “sống chung với lũ” còn có phù hợp trước thực trạng tình hình thời tiết biến đổi khó lường như hiện nay hay không và thái độ, phản ứng của con người trước hiện tượng này là như thế nào thì chúng sẽ có câu trả lời sau khi học xong bài học ngày hôm nay

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả và văn bản.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà, hãy Trình bày hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ văn bản

Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để chỉ ra những thông tin liên quan đến tác giả và xuất xứ của tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời một số HS đứng lên trình bày, các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

1. Tác giả

-  Lê Anh Tuấn

- Là chuyên gia nghiên cứu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về biến đổi khí hậu, thành viên Ban cố vấn mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Mạng lưới đồng bằng sông Mê Không vì bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu

- Xuất bản hơn 50 bài báo, tài liệu hội thảo, sách, ...

2. Tác phẩm

Trích tạp chí Kinh tế Sài Gòn online, ngày 06/02/2022

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học